MẸ VÀ CON

Năm học mới bắt đầu
– Làm gì mà tối nào con cũng xách xe đi vậy?
– Dạ… dạ… Tí ấp úng.
Tí dắt chiếc xe đạp vào nhà sau câu hỏi của mẹ. Tí lên gác một mình trong căn phòng nhỏ. Thế là hôm nay Tí bỏ nhóm thanh niên rồi. Ðằng nào mẹ cũng biết, thôi thì phải nói sự thật. Tí gãi đầu, nhăn mặt, nói như thế nào đây? Tí không muốn mẹ cho một trận ồn ào… Tí chịu không nổi. Tí nhắm mắt, hít thật sâu thở một hơi dài.
Ðêm xuống, Tí đang ngon giấc, nửa đêm tự dưng giựt mình dậy, nhớ lại câu hỏi của mẹ. Tí bàng hoàng chảy nước mắt, kêu Chúa ơi, xin chỉ dạy con, con phải trả lời như thế nào? Một hồi, Tí nghĩ ra, cứ nói sự thật, Chúa là thật. Không thể nói dối, lại càng không thể nín lặng.
Tí run rẩy tay chân, nhìn mẹ, ngập ngừng:
– Dạ, thưa mẹ… xin phép mẹ cho con đi nhà thờ.
– Nội đã dâng con cho Chùa rồi, con có pháp danh Huệ Hương. Lúc lên mười, nội thường dắt con đến Chùa tụng kinh niệm Phật, ăn cơm chay. Con còn bảo cơm Chùa ngon lắm. Sao bửa nay giở hơi đòi đi nhà thờ hả con?
– Dạ… mẹ ơi, Chúa có thật, con thấy Chúa rồi… còn các vị thần này là ai, con không thấy bao giờ.
– Nếu con muốn đổi tên đổi thần thì con hãy đứng trước bàn thờ tổ tiên xin phép họ đi nhé.
Tí đi một vòng nhìn khuôn mặt từng bức tượng, từ cao đến thấp. Cao nhất là Phật Thích Ca, và thấp nhất là Ông Ðịa. Tí bèn chạy đến lắc tay mẹ bảo:
– Mẹ cho con đi nhà thờ đi, mẹ coi kìa các tượng đều cười tươi với con tỏ vẻ đồng ý rồi. Mẹ, đồng ý luôn nhé.
Mẹ ưu tư, chau mày ngẩm nghĩ nhà thờ có gì đặc biệt mà Tí đòi nhỉ? Cũng lạ trên đời sao có nhiều thần, nhiều thần cũng tốt thôi, nhiều thần ban ơn lành cho, khi vị thần này bận thì vị thần khác phù hộ. Thần nào cũng dạy con người làm lành lánh dữ. Thử cho nó đi nhà thờ coi như thế nào. Mẹ tự vấn.
– Thôi được, con đi nhà thờ mỗi tuần chỉ một lần.
– Dạ, mẹ…. cho con ba lần nha.
– Lắm thế
– Thứ ba là ngày tập hát, con thích ca ngợi Chúa lắm. Thứ năm con đi học Kinh thánh và sáng chúa nhật không thể nghỉ đâu mẹ – ngày thờ phượng Chúa, là ngày nghỉ mẹ à.
– Làm gì thì làm, chuyện học vẫn quan trọng hơn hết. Ðây là năm cuối con à. Con dự tính thi vào trường nào?
– Sư phạm là giấc mơ nhiều năm của con.
Tí thấy mình cần cầu nguyện nhiều hơn cho mẹ và Tí. Từ nhà đến trường mất 30 phút đạp xe, Tí vừa đạp vừa thầm nguyện, cầu nguyện cho mình, cho mẹ…Tí thiết tha xin Chúa ở cùng mẹ, cưú vớt mẹ, rồi cầu nguyện cho nhiều người. Tí nhớ những vấn đề do ông hướng dẫn chương trình sáng Chúa nhật nêu ra và Tí cứ cầu nguyện mỗi ngày. Dần dần Tí thấy từng vấn đề Chúa can thiệp và ban bình an. Tí để ý càng thấy Chúa ban cho sự khôn ngoan trong học tập. Học bài nhớ nhiều, hiểu rộng. Không hiểu sao, bài làm ngày càng điểm cao, nhất là môn toán lý hoá. Môn văn được cô cho điểm 8. Tí thích môn văn mà cô chủ nhiệm giảng dạy. Không hiểu sao năm học này Tí trở nên học sinh xuất sắc của lớp. Và kì thi tốt nghiệp đậu cao, thủ khoa trường sư phạm. Năm lịch sử suốt 12 năm đèn sách.
Một buổi nhóm thanh niên, Tí ngồi trong băng ghế cuối cùng ghi chép, bổng Tí nghe ai đó gọi tên mình lên bục giảng. Tí bồi hồi, chưa hiểu lí do gì, người bạn ngồi bên cạnh khều “lên mau đi”. Tí thẹn thùng bước lên khoanh hai tay trước ngực.
– Phần quà tặng con, nhân ngày ra trường. Chúa ở cùng con, ban phước cho con. Ông Mục sư cười tươi chúc mừng.
– Dạ, con cám ơn Mục sư
Tí cầm món quà trên tay vui sướng trong lòng. Tan nhóm phóng xe nhanh về nhà khoe:
– Mẹ ơi! Con có quà
– Quà gì?
– Dạ, quyển Thánh ca và Kinh Thánh do ông Mục sư tặng cho con nhân ngày ra trường.
Tí cầm trên tay 2 quyển sách mới còn thơm mùi giấy, Tí ôm vào lòng, hứa thầm từ nay mình sẽ hát nhiều hơn, đọc Kinh thánh nhiều hơn. Mình sẽ hát và đọc cho mẹ nghe nữa.
Mùa hè năm nay, Tí muốn dành thì giờ đọc hết quyển Kinh Thánh như Mục sư thường bảo. Tí lật trang mục lục ra xem, tất cả 66 sách, 39 quyển Cựu Ước, 27 quyển Tân ước, tổng cộng 1189 chương. Nếu chia ra ba tháng thì trung bình mỗi ngày phải đọc 13 chương. Mười ba chương đối với Tí không phải là ít mà cũng không dài lắm, tùy thuộc vào số chương ngắn hay dài. Tí hứa với Chúa, con sẽ đọc Kinh Thánh trọn bộ ít nhất một lần. Nhớ lời Mục sư bảo đọc lần thứ nhất để hiểu tổng quát, đọc lần thứ hai đi vào chi tiết, lịch sử. Ðọc lần thứ ba thứ tư thì suy gẫm. Tí cầu nguyện xin Chúa cho con mỗi ngày đọc hết 13 chương.
Mùa hè ai nấy ngũ dài hơn, nhưng Tí thì không, Tí phải thức dậy sớm hơn mẹ. Dù thức sớm Tí không ra phỏi phòng vì không muốn gây tiếng động. Nhẹ nhàng bật công tắt đèn ngồi vào bàn, bên ngoài trời tờ mờ sáng. Tí chăm chỉ đọc từng dòng, từng trang, từng chương, hết chương này sang chương khác. Khi đọc gặp câu nào quan trọng hay có sự dạy dỗ Tí liền gạch dưới và học thuộc. Lắm khi gặp những chương rất khó nuốt như liệt kê dân số, các luât lệ, hoặc sách tiên tri… thế nhưng Tí nhớ rằng mình mới khởi sự lần thứ nhất. Chương nào không hiểu thì cứ đọc qua cho biết, sau này đọc lại Chúa sẽ cho mình hiểu. Ðọc xong Tí hát một bản Thánh ca. Thánh ca đối với Tí rất mới lạ, loại nhạc cổ điển có bài từ hai, ba trăm năm trước, nhưng càng hát thì lời ca thấm vào lòng cách lạ thường. Tí cảm thấy thích thú Thánh ca. Tí có giọng hát hay từ nhỏ, hồi lên sáu mẹ dạy Tí hát, sau đó Tí hát trong trường, sinh hoạt đoàn đội, có lần đoạt giải được đề cử thi cấp thành phố. Từ đó Tí thâu âm cho đội thiếu nhi Sơn Ca của đài phát thanh. Năm vào cấp ba, học hành túi bụi nên Tí ngưng sinh hoạt và giọng ca có lẽ cũng yếu đi. Nhưng từ ngày tin Chúa, Tí muốn hát, hát cho Chúa, máu đam mê ca hát vực dậy trong lòng.
Tiếng hát của Tí cũng đủ đánh thức sự tò mò của mẹ.
– Sao con thức dậy sớm, không ngủ thêm cho khỏe. Hát cái gì vậy, sáng nào cũng hát. Ðọc cái gì đọc lâu thế.
– Dạ mẹ, con hát Thánh ca. Nhạc Chúa hay lắm mẹ à. Càng hát con thấy tâm hồn nhẹ nhàng, bình an, tâm trạng khó tả. Còn đọc lời Chúa để biết Chúa, hiểu Chúa thêm. Mẹ biết không! Ðức Chúa Trời là thật, Ngài bày tỏ cho chúng ta biết về Ngài qua Kinh Thánh. Kinh Thánh là lời Ðức Chúa Trời đó mẹ.
Tí trình bày với mẹ qua những gì Tí mới học, mới tin, mới nghe Mục sư giảng chỉ một năm thôi.
– Chúa là ai vậy con? Có phải là tượng Giê-xu gì đó mà bà Hai bên cạnh nhà mình thờ không con?
Tí nắm chặt tay mẹ:
– Chúa là Ðấng dựng nên trời đất. Chúa Giê-xu là Ðức Chúa Trời đó mẹ. Còn tượng Giê-xu là do người ta tưởng tượng, chứ thời đó chưa có máy ảnh đâu.
– Khuôn mặt ông ta trông rất phúc hậu. Nhà mình có năm vị thần, vậy nếu có thêm ông thần Giê-xu nữa thì chắc sẽ được phù hộ nhiều. Vậy, con phải đọc kinh sám hối rồi xin ông Giê-xu che chở cho gia đình.
Mẹ vẫn chưa hiểu những lời Tí trò chuyện. Nhưng dường như mẹ tin có thần, tin thần phù hộ. Bài toán khó, làm sao để mẹ hiểu Chúa là Ðấng Cứu rỗi. Tí nhớ lại những ngày mới tin Chúa, tin Chúa yêu thương mình lúc ấy cũng chưa hiểu sự cứu rỗi là gì cho đến khi học giáo lý Báp-tem. Vẫn thấy mình còn nông cạn so với sự thông sáng của mẹ. Tí muốn đọc thêm Tân Ước rồi kể cho mẹ sau. Bây giờ Tí phải đi.
– Mẹ ơi! Con đi mua đồ ăn sáng rồi đi chợ. Mà mẹ ăn gì?
– Bánh cuốn cô Hoàng.
Nói xong Tí treo giỏ vào tay lái, đạp xe khuất xa.
Mẹ rót tách trà, ngồi xuống sofa, ưu tư. Bà lẩm bẩm giai điệu rất quen thuộc mà sáng nào cũng nghe Tí hát. Bà không nhớ hết bản nhạc, chỉ bẩm theo đoạn cao trào rõ nhất, dễ nhớ nhất. Ðối với bà việc ca hát không phải khó khăn gì. Giọng ca của đài phát thanh Nha Trang. Bà lặp đi lặp lại điệu nhạc. Có điều gì đó thúc giục bà, rời khỏi ghế, đứng dậy, lên gác, bước vào phòng Tí, bà dòm dáo dác căn phòng, đèn còn sáng, bà bước thêm vài bước gần cái bàn học, cúi xuống thấy 2 quyển sách. Bà vuốt lên trang bìa của Kinh Thánh và Thánh ca. Bà muốn tìm bản nhạc nghe quen quen mà nãy giờ bà ca. Bà không biết là bài hát nào, nhiều quá. Bà giở ra trang có thẻ gạt, Chỗ Kẻ Ðá Vững An, bà đọc từng dòng, đến phần điệp khúc tự dưng bà xướng lên với giai điệu quen thuộc hòa lẫn vào lời ca thành một. Bà lặp lại lần nữa. Sau đó bà đọc tiếp sang câu nhạc thứ hai, thứ ba, thứ tư. Bà gấp sách lại, đi xuống. Bước qua bước lại trước sân nhà bà Hai, nghiêng đầu vào khung cửa sổ, nhìn bức tượng Chúa Giê-xu. Không biết bao lâu, nhưng cũng đủ để bà chiêm ngưỡng ghi sâu một điều gì đó.
Tí tiếp tục đọc Kinh thánh Tân ước sau những buổi cơm trưa. Cuộc đời Chúa Giê-xu như cuộn phim thật rõ. Tí cảm nhận Chúa rất yêu thương con người. Cảm động đến rơi lệ khi Chúa bị xử án. Tí tin các phép lạ, từ việc Ngài làm yên sóng gió, hóa nước thành rượu, chữa lành bệnh tật đến việc thay đổi lòng người… Bây giờ Tí cầu xin Chúa làm thay đổi cách thờ phượng của mẹ. Chỉ thờ phượng một Chúa chân thần. Tí tha thiết kêu cầu sự đụng chạm thương xót của Chúa nhân từ. Tí hứa nếu Chúa làm phép lạ này, Tí sẽ giúp mẹ hát Thánh ca, sẽ học đàn giỏi hơn để đàn cho mẹ. Sẽ song ca với mẹ, sẽ luôn luôn chở mẹ đi nhà thờ. Không hiểu sao cứ mỗi lần cầu nguyện Tí thấy thương mẹ nhiều hơn, nặng hơn. Cần chăm sóc mẹ kĩ hơn. Tí quyết tâm bửa cơm chiều kể chuyện Chúa Giê-xu cho mẹ nghe.
Tí lần lượt đi từ câu chuyện này sang chuyện khác, Tí nói một cách đơn sơ giản dị như Kinh Thánh chép, còn phần áp dụng Tí chưa đủ hiểu sâu xa, vả lại mẹ cũng chưa cần. Tí chỉ lòng vòng con người do Ðức Chúa Trời tạo dựng, Chúa là nguồn gốc của con người. Chúa dựng nên Ađam và Êva để thờ phượng Ngài, nhưng họ không vâng phục, từ đó xa cách Chúa, loài người lầm lạc và trở nên thờ thần tượng do bàn tay mình tạo ra. Tí lấy hình ảnh dòng nước làm ví dụ, nước từ trên cao chảy xuống. Nước từ đâu không biết, chỉ nghe thuật lại từ thượng nguồn; rồi chảy vào, chảy xuống các khe, suối, sông, tràn ra biển. Ban đầu nước trong và sạch, dùng sinh hoạt cho đời sống. Nước bị ô nhiễm do bàn tay con người. Con người vì không vâng phục đã đánh mất ý nghĩa ban đầu của Chúa.
Nghe đến đây, mẹ ngã ngửa, con Tí bé bé mà nói giỏi thế, nó có lý, không tài nào chối cãi. Từ trước tới nay mẹ cho rằng cội nguồi của mình là cha mẹ, ông bà. Nhưng suy cho cùng, con người từ đâu mà ra, nếu từ loài khỉ thì tại sao bây giờ khỉ không tiến hoá?! Nước có nguồn. Cây có gốc. Hèn chi người đời có câu: Ăn trái nhớ kẻ trồng cây. Uống nước nhớ nguồn. Con Tí bảo Chúa tạo dựng thiên nhiên vũ trụ, vậy uống nước của trời, ăn của trời, sao không biết ơn Trời? Mẹ gật đầu, tâm đắc.
Vài hôm sau, một cơn bão bất ngờ ập vào nhà Tí. Bố mất việc, nhà hết gạo, mẹ đau bao tử. Bố về nhà ra vào đi đứng không yên, tuy vậy bố coi báo, chạy khắp nơi xin việc. Mẹ càng lúc lo hơn không dám mở lời cho chồng và Tí hay, sợ thêm gánh nặng và tiền đâu chữa trị. Mẹ chịu đau quen rồi. Tí mở thùng gạo, chỉ vỏn vẹn đủ cho một ngày. Ngày mai sẽ đói. Thấy mẹ nhăn mặt, biết ưu tư trăn trở của mẹ. Tí cầu nguyện, Chúa ơi, xin cứu gia đình con. Xin Chúa tiếp trợ. Mẹ im lặng nằm yên trên giường nhắm mắt. Tí nghĩ mẹ ngủ. Nhưng không, thỉnh thoảng mẹ lấy tay chùi hai mí mắt, mẹ quay mặt vào trong tường.
Bửa cơm chiều hôm nay gia đình Tí thật ngộp ngạc, không ai mở lời. Mẹ ăn tí cháo gừng. Tí vẫn làm công việc nhà, dọn dẹp, rửa ráy, lau chùi. Tí lấy cái túi xách ra, vứt bỏ một số giấy má, định quăng vào sọt rác, một bao thư rơi xuống từ trong xấp giấy. Tí nhặt lên mở ra, tiền. Tí thắc mắc sao lại có số tiền này, hồi nào nhỉ? À, Tí nhớ ra, cách đây một tuần các anh chị thanh niên gửi cho Tí, giúp đỡ sinh viên khó khăn. Mừng vui khôn xiết, Tí chạy nhanh vào phòng:
– Mẹ ơi! Có tiền mua 20 kí gạo, ăn hai tuần rồi. Cám ơn Chúa, Chúa tiếp trợ ngay tức khắc mẹ à. Hồi trưa con cầu nguyện, Chúa trả lời.
Mẹ cười tươi, như quên đi bệnh tật:
– Con cầu nguyện à? Mẹ cũng cầu nguyện nữa. Mẹ kêu ông Giê-xu chữa lành cho mẹ hết đau bao tử.
Tí chạy lại ngồi cạnh mẹ:
– Sau đó thì sao hả mẹ?
– Mẹ chỉ biết khóc, vì đau quá.
– Hèn gì con thấy mẹ chùi mắt.

– Mẹ ngủ lâu không ?
– Dạ, hơn tiếng đồng hồ. Bây giờ mẹ thấy sao?
– Ðỡ nhiều rồi con – Mẹ mĩm, vuốt mái tóc Tí.
Sáng mai là chủ nhật, con chở mẹ đi nhà thờ nha.
– Dạ, tuân lệnh. Tí ôm chầm mẹ.

Thi Thiên

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *