KHỦNG HOẢNG KINH TẾ TẠI HY-LẠP

Tại châu Âu, chính phủ Hy-lạp vừa chính thức ban hành sắc luật kiểm tra tiền tệ và ra lệnh cho mỗi một cá nhân, mỗi một gia đình phải kê khai số lượng tiền mặt và nữ trang mà họ đang giữ tại nhà. Ðạo luật nầy sẽ có hiệu lực kể từ ngày đầu tiên của năm mới 2016. Tất cả các công dân Hy-lạp và ngay cả khách ngoại quốc đến du lịch đều phải kê khai chi tiết nếu họ giữ trong người hoặc tại nhà hơn 15,000 euro tiền mặt và số lượng nữ trang nếu trị giá hơn 30,000 euros. Một số các viên chức chính phủ đã cho biết là đạo luật nầy nằm trong kế hoạch xây dựng lại nền kinh tế của Hy-lạp. Ðiều đó có nghĩa là nếu chính phủ cần thì họ sẽ tịch thu một phần tài sản của dân chúng để có tiền trả cho những chi phí cần thiết trong xã hội như trợ cấp hưu trí, sửa sang cầu đường và duy trì các hoạt động của bệnh viện, trường học. Nghe qua thì dường như đây là đạo luật tốt để giúp cho quốc gia, nhưng thật ra trong những năm gần đây chính phủ Hy-lạp đã phạm hết sai lầm nầy đến sai lầm khác trong các kế hoạch kinh tế đến nỗi phải vay mượn nợ của Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF), của Cộng đồng chung châu Âu và của các tổ chức tư nhân khác. Vì không trả nổi nợ cũng như số tiền lời khổng lồ nên từ mùa Hè năm nay Hy-lạp không còn có thể mượn thêm nợ được nữa, vì vậy mà chính phủ Athens đã có ý định tịch thu tài sản của công dân trong nước bằng đạo luật kể trên. Theo các chuyên gia kinh tế thì Hy-lạp là nước đầu tiên thực hiện kế hoạch nầy để đối phó với tình hình kinh tế suy thoái như hiện nay, nhưng rồi đây sẽ có những quốc gia khác tiếp nối theo, nhất là những quốc gia đang gặp khủng hoảng trầm trọng, chẳng hạn như Brazil và Nam phi. Tình trạng nầy cũng đã từng xãy ra tại Việt Nam trong những năm sau 1975 với danh nghĩa là đánh tư sản.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *