HOA-KỲ VÀ CÁC SỰ KIỆN TRÊN THẾ GIỚI
Ngày 17 tháng Tư 2025
Chính quyền của tổng thống Donald Trump hiện tại đang bị các chánh án theo phe đảng Dân chủ chống đối dữ dội bằng cách ra những quyết định thiếu chính xác và rất mâu thuẫn với Hiến chương của Hoa-kỳ.
Chẳng hạn như một vị chánh án trong phạm vi của một quận nhỏ tại DC, tên là Boastberg, lại ra lệnh cho Nội các của tổng thống Trump phải chuyển hướng chuyến bay giữa không trung khi đang đem các tội phạm hình sự trong nhóm di dân lậu đi El Savador phải trở lại Mỹ.
Quyết định như vậy là vô lý vì ông ta không có quyền trên phạm vi không gian quốc tế, cũng như hoàn toàn mâu thuẫn với Hiến chương của Hoa-kỳ, và chính bởi thế mà bị Tòa án Thượng thẫm quyết định rằng không có giá trị. Nhưng vị chánh án kia, dầu là ở trị trí thấp nhất trong vòng các chánh án và không có quyền trên phạm vi hoạt động của tổng thống Mỹ, vẫn làm ngơ với quyết định của Toà án Thượng thẫm, nhưng trái lại còn muốn kết án tổng thống Trump là bất tuân quyết định của ông ta. Hành động đó của chánh án Boastberg cho thấy là ông ta xem chính mình còn có quyền lực hơn cả tổng thống nữa. Sự lạm quyền như vậy cho thấy sự mù quáng và thù hận của giới cánh tả đối với tổng thống Donald Trump cho nên họ bất kể luật pháp, chức phận và giới hạn thẩm quyền của họ trong bản Hiến chương của Hoa-kỳ.
Ngày 13 tháng Tư 2025
Sau những ngày biến động trong thị trường chứng khoáng thì nhiều người, nhất là thành viên của đảng Dân chủ đã lớn tiếng lên án rằng tổng thống Donald Trump đang tiến hành một cuộc chiến thương mại vô lý và làm cho nền kinh tế của thế giới bị thiệt hại. Nhưng những lời tuyên bố như vậy đều là sự dối trá nham hiểm. Ấy là bởi vì chương trình tăng thuế nhập khẩu vào Hoa-kỳ của tổng thống Trump không phải là một cuộc chiến thương mại, mà là chỉ muốn bình thường hóa trong mậu dịch với các nước khác trên thế giới mà thôi.
Nếu chúng ta chịu khó để ý đến sự giao dịch kinh tế trước đây giữa Hoa-kỳ và thế giới, nhất là với các nước đồng minh của Mỹ thì sẽ thấy được điều đó.
Trong gần nữa thế kỷ qua các tổng thống tiền nhiệm của Mỹ đã để cho thế giới lợi dụng Hoa-kỳ rất nhiều trong mối quan hệ mậu dịch. Họ làm như vậy vì nhiều lý do, nhưng lý do lớn nhất vẫn là vì muốn tìm sự giàu có cho cá nhân mà quên đi quyền lợi của đất nước, chẳng hạn như Obama, trước khi làm tổng thống thì tiền lương chưa tới 100 ngàn đô-la một năm, nhưng sau 8 năm làm tổng thống thì trở thành triệu phú với tài sản hơn 100 triệu, có 4 biệt thự lớn và có máy bay riêng.
Chính vì những món lợi như vậy mà các tổng thống tiền nhiệm đã để cho cả thế giới lợi dụng Hoa-kỳ và đồng thời làm cho nền kinh tế Mỹ bị suy sụp, mắc nợ đến hơn 36 ngàn tỷ đô-la, mỗi 100 ngày phải trả tiền lời đến một ngàn tỷ.
Đối với việc mậu dịch thì các nước trên thế giới đánh thuế hàng hóa của Mỹ rất cao, chẳng hạn như Nhật bản. Để bảo vệ thị trường trong nước thì Nhật bản đã đánh thuế gạo của Mỹ đến 700% mặc dầu họ là đồng minh của Mỹ và phải nhờ đến Mỹ bảo vệ cho Nhật bản trước sự bành trướng của cộng sản Trung quốc. Mỗi năm Hoa-kỳ phải chi ra đến hơn 100 tỷ đô-la cho nền an ninh quốc phòng của Nhật, trong khi đó thì không có một chiếc xe hơi nào của Mỹ xuất khẩu được sang Nhật bản bởi vì thuế nhập khẩu mà họ đánh vào hàng hóa của Mỹ quá cao.
Đối với Châu Âu thì cũng như vậy. Cộng đồng châu Âu đánh thuế hàng hóa của Mỹ rất cao, đến nỗi không có một chiếc xe nào của Mỹ nhập khẩu được vào Châu Âu, trong khi đó thì tại Mỹ lại thấy đầy dẫy xe sản xuất tại Châu Âu, chẳng hạn như xe Mercedes, Audi… Ấy là bởi vì các nước Châu Âu đánh thuế hàng hóa của Mỹ đến 65% trong khi đó thì Hoa-kỳ chỉ đánh thuế hàng hóa Châu Âu có 2% mà thôi.
Bởi vậy cho nên tổng thống Trump tăng thuế nhập khẩu lên hàng hóa của các nước khác cũng là vì muốn thúc đẩy họ phải thương lượng với Hoa-kỳ để có thể bình thường hóa trong quan hệ mậu dịch với Mỹ, có nghĩa là họ phải giãm mức thuế trên hàng hóa của Mỹ để hai bên đều có lợi. Đó là sự công bình trong quan hệ mậu dịch đối với nhau.
(còn tiếp)