CON NGƯỜI VÀ SỰ ĐAU BỆNH

CON NGƯỜI VÀ SỰ ĐAU BỆNH

Kinh thánh: Mác 2: 13-17

Câu gốc: MÁC 2: 17 – Đức Chúa Jêsus nghe vậy, bèn phán cùng họ rằng: Chẳng phải kẻ mạnh khỏe cần thầy thuốc đâu, nhưng là kẻ có bịnh; ta chẳng phải đến gọi người công bình, nhưng gọi kẻ có tội.

Kính thưa quý Hội thánh, như điều mà chúng ta đã cùng suy gẫm qua thì sự tể trị của Đức Chúa Trời trong cả vũ trụ nầy là tuyệt đối. Điều đó có nghĩa là không một sự việc lớn nhỏ nào xãy ra mà không có sự đồng ý của Đức Chúa Trời. Vì vậy mà ngày hôm nay thì chúng ta sẽ cùng nhau suy gẫm đến xuất xứ của bệnh tật vì đây là mối quan tâm lớn của con người và cũng là điều xãy ra trong sự cho phép của Chúa. Bởi lẽ đó mà chúng ta cần phải biết về vấn đề nầy cho thật rõ ràng để có thể đối diện với nó một cách đúng đắn trong những ngày còn sống giữa trần gian. Khi Cơ-đốc-nhân chúng ta biết được về xuất xứ của bệnh tật và biết cách đối diện với nó thì chúng ta sẽ được bình an và được thêm lên đức tin trong Chúa.

Khi nói đến vấn đề đau bệngh thì không một ai trong vòng loài người muốn điều đó xãy đến cho mình. Dầu vậy thì những lần đau bệnh cũng vẫn xãy ra và theo thống kê tại các nước phương Tây thì một phần lớn thu nhập của một người thì được dùng vào việc phòng bệnh và trị bệnh cho bản thân. Vì mọi người đều không muốn mình bị đau bệnh cho nên một trong những nghề nghiệp được tôn trọng nhất là bác sĩ và một trong những nghành kỹ nghệ mang lại lợi nhuận cao nhất là nghành bào chế dược phẩm.

Khi Cơ-đốc-nhân chúng ta biết rằng sự tể trị của Đức Chúa Trời là tuyệt đối trên đời sống của nhân loại thì chắc chắn rằng trong vòng con dân Chúa sẽ có thắc mắc rằng tại sao Đức Chúa Trời lại cho s đau bệnh xãy ra đối với con người. Một trong những câu trả lời dễ dàng và tổng quát nhất mà phần lớn Cơ-đốc-nhân đều biết, đó là vì tội lỗi mà có sự đau bệnh. Nhưng câu trả lời như vậy vẫn chưa có thể thỏa mãn được nhiều người vì chưa giải bày một cách chi tiết về nguyên nhân và xuất xứ của bệnh tật. Vì vậy mà chúng ta phải dùng thêm lời Kinh thánh để biết đến vấn đề nầy cho được tường tận hơn.

Theo lời Kinh thánh cho biết thì bệnh tật được xem như là hình bóng của tội lỗi. Vì Đức Chúa Trời là Đấng Công Bằng nên hễ trong đời thuộc linh có sự phạm tội thì trong đời thuộc thể có sự đau bệnh. Chúa dùng điều đó để nhắc nhở con người rằng hễ trong đời sống thuộc thể chúng ta ao ước được mạnh khỏe và được chữa lành những đau bệnh trong thân thể như thế nào, thì trong đời thuộc linh chúng ta cũng cần phải ao ước được cứu chuộc khỏi tội lỗi và được thánh khiết như thể ấy. Vì sự nhắc nhở của Chúa là như vậy nên chúng ta có thể thấy được sự mâu thuẫn trong tâm lý của con người. Ấy là mặc dầu mọi người đều mong muốn được mạnh khỏe và được chữa lành những đau bệnh trong thân thể, nhưng đối với tội lỗi trong tâm linh thì con người lại không hết lòng để từ bỏ, nhưng trái lại còn miệt mài nhiều hơn trong sự sai phạm, giống như tình trạng đạo đức càng ngày cáng suy đồi trong xã hội loài người của thế kỷ thứ 21 nầy. Vì bệnh tật trong đời thuộc thể được xem như là hình bóng của tội lỗi trong đời thuộc linh nên khi vào trong trần gian để cứu chuộc con người khỏi tội lỗi thì Đức Chúa Jêsus đã dùng sự đau bệnh để lành hình bóng mà tuyên bố với mọi người về mục tiêu của chức vụ Ngài, như lời phán của Chúa đã được ghi lại trong Mác 2: 17.

MÁC 2: 17 – Đức Chúa Jêsus nghe vậy, bèn phán cùng họ rằng: Chẳng phải kẻ mạnh khỏe cần thầy thuốc đâu, nhưng là kẻ có bịnh; ta chẳng phải đến gọi người công bình, nhưng gọi kẻ có tội.

Trong lời phán nầy của Đức Chúa Jêsus thì Ngài đã dùng bệnh tật để làm hình bóng mà phán dạy về tội lỗi trong đời sống con người. Bởi đó mà chúng ta có thể biết được đây là lý do thứ nhất mà Đức Chúa Trời cho phép bệnh tật có mặt trong trần gian. Như vậy thì mỗi một lần Cơ-đốc-nhân bị đau bệnh và mong muốn được chữa lành thì chúng ta phải nhắc nhở chính mình rằng Đức Chúa Trời cũng muốn chúng ta có lòng ao ước được thoát khỏi sự ràng buột của tội lỗi một cách mạnh mẽ hết lòng như vậy. Cứ mỗi một lần uống thuốc để trị sự đau bệnh trong cơ thể thì Cơ-đốc-nhân phải tự nhắc nhắc nhở chính mình rằng chúng ta có đang ăn nuốt lời Chúa để được khỏe mạnh phần tâm linh hay không. Nếu Cơ-đốc-nhân uống thuốc mỗi ngày để trị bệnh cao máu, để giảm bớt lượng đường trong cơ thể thì chúng ta có đọc Kinh thánh mỗi một ngày cách thường xuyên như vậy hay không. Theo lời khuyên của các bác sị thì những người lớn tuổi ngoài 50 thì mỗi ngày phải uống vitamin để giúp cho cơ thể được mạnh khỏe và đề kháng bệnh tật, thì những Cơ-đốc-nhân theo Chúa nhiều năm đã có đọc Kinh thánh hàng ngày một cách thường xuyên và đều đặn như là uống vitamin hay không? Nếu Cơ-đốc-nhân không đọc Kinh thánh thường xuyên như việc uống vitamin thì đời sống thuộc linh của chúng ta làm sao khỏe mạnh cho được? Trong thực tế thì có nhiều người vẫn thường dán hàng chữ NHỚ UỐNG THUỘC vào tấm gương tại chỗ mà họ sức miệnh rửa mặt hoặc chải đầu mỗi ngày để nhờ đó mà không bị quên. Vậy thì Cơ-đốc-nhân có làm như vậy hay không? Tức là có dán hàng chữ NHỚ ĐỌC KINH THÁNH lên tấm gương mà mình sử dụng mỗi ngày hay không? Sự nhắc nhở như vậy là quan trọng và cần thiết để giúp cho Cơ-đốc-nhân có một đời thuộc linh mạnh mẽ để đề kháng với tội lỗi.

Cũng cùng một cách liên hệ như vậy giữa sự đau bệnh và tội lỗi thì mỗi một lần Cơ-đốc-nhân đi đến bác sĩ để khám bệnh và được cho toa để mua thuốc thì con dân Chúa có được nhắc nhở để ra mắt và xưng tội với Đức Chúa Trời mỗi một lần mình phạm lầm lỗi hay không? Theo như trong Chủ đề CON ĐƯỜNG THEO CHÚA CỦA CƠ-ĐỐC NHÂN mà chúng ta đã suy gẫm qua thì sự nhận biết rằng mình có tội phải được thực hiện mỗi một khi Cơ-đốc-nhân lỡ phạm phải điều không đẹp lòng Chúa, cũng như một người nhận biết rằng cơ thể của mình đang bị đau bệnh vậy. Sự nhận biết rằng mình có bệnh là một trong những cách thức giúp cho người ta có thể tìm đến bác sĩ để được trị bệnh sớm khi cơn bệnh mới phát sinh và nhờ đó mà tỷ lệ được chữa lành sẽ cao hơn. Cũng một thể ấy, khi Cơ-đốc-nhân nhanh chóng nhận biết rằng mình có tội khi lỡ phạm lầm lỗi thì tỷ lệ được Chúa thương xót và tha thứ sẽ nhiều hơn và nhờ đó mà được mạnh khỏe cường tráng trong đời thuộc linh.

Cũng một thể ấy, vì Đức Chúa Jêsus đã dùng sự đau bệnh để làm hình bóng cho tội lỗi trong đời sống của con người, thì khi Cơ-đốc-nhân biết rằng sự đau bệnh có thể giết chết người ta về phương diện thuộc thể thì tội lỗi có thể giết chết con người đời đời trong phương diện thuộc linh. Trong hàng triệu loại bệnh mà nhân loại mắc phải từ xưa đến nay thì có loại nhẹ loại mạnh, có loại chỉ làm cho người ta xổ mũi, nhức đầu hoặc nóng sốt một chút, nhưng cũng có loại giết chết con người một cách nhanh chóng. Trong phương diện thuộc linh thì cũng như vậy, có tội lỗi không đến nỗi phải chết đời đời nơi hỏa ngục, nhưng cũng có nhiều tội lỗi khiến cho con người phải bị trầm luân đời đời, như lời Kinh thánh đã được ghi lại trong 1Giăng 5: 16-17.

1GIĂNG 5: 16-17 – Ví có kẻ thấy anh em mình phạm tội, mà tội không đến nỗi chết, thì hãy cầu xin, và Đức Chúa Trời sẽ ban sự sống cho, tức là ban cho những kẻ phạm tội mà chưa đến nỗi chết. Cũng có tội đến nỗi chết; ấy chẳng phải vì tội đó mà ta nói nên cầu xin. Mọi sự không công bình đều là tội; mà cũng có tội không đến nỗi chết.

Bởi lẽ đó mà Đức Chúa Jêsus đã dùng sự đau bệnh để làm hình bóng nói về tội lỗi trong đời sống của con người. Vì vậy mà mỗi một lần Cơ-đốc-nhân bị đau bệnh thì chúng ta biết rằng đó là cơ hội mà Đức Chúa Trời đang dùng để thử thách đức tin của chúng ta hoặc là Chúa nhắc nhở con dân Ngài về những tội lỗi còn kín dấu trong đời sống của mỗi người. Nếu Cơ-đốc-nhân biết mau chóng đi đến bác sĩ mỗi một lần đau bệnh thì con dân Chúa cũng phải hết sức nhanh chóng phủ phục trước mặt Chúa mà tạ tội mỗi một khi phạm lầm lỗi trong nếp sinh hoạt thường ngày của mình. Chính vì thế mà sự nhận biết tội lỗi mới trở thành bước đầu tiên quan trọng cho những người đến đầu phục Chúa và vẫn là yếu tố quan trọng trong đời sống Cơ-đốc-nhân mặc dầu đã tin Chúa nhiều năm rồi. Chúng ta biết rằng có nhiều căn bệnh mà nếu không được chữa trị mau chóng sẽ dẫn đến tình trạng khó trị hoặc không còn có cách điều trị nữa và làm cho người bệnh tử von, thì trong phương diện thuộc linh cũng vậy. Có những tội lỗi mới thấy thì dường như nhỏ bé, nhưng nếu không xưng tội và không ăn năn, tức là không bao giờ tái phạm lại tội lỗi đó nữa, thì nó sẽ dẫn đến tình trạng nặng nề khiến cho người ta có thể mất linh hồn. Trong phương diện thuộc thể thì có những trường hợp ngón tay hay ngón chân bị lạnh cóng đến nỗi phải cưa bỏ, vì nếu không thì sẽ dẫn đến tình trạng hoại tử, tức là nhiễm trùng máu và mất mạng, thì trong phương diện thuộc linh có những tội lỗi nhỏ và rất bình thường trong đời sống của nhân loại, chẳng hạn như việc nói dối, nhưng nếu không cố gắng sử đổi thì vẫn có thể làm hư mất linh hồn đời đời, như lời Kinh thánh đã cho biết trong Khải huyền 21: 8.

KHẢI HUYỀN 21: 8 – Còn những kẻ hèn nhát, kẻ chẳng tin, kẻ đáng gớm ghét, kẻ giết người, kẻ dâm loạn, kẻ phù phép, kẻ thờ thần tượng và phàm kẻ nào nói dối, phần của chúng nó ở trong hồ có lửa và diêm cháy bừng bừng: Đó là sự chết thứ hai.

Nói dối là một tội lỗi nhỏ mà hầu như tất cả mọi người đều xem là chuyện bình thường trong cuộc sống ai ai cũng phạm phải, nhưng dẫu là nhỏ thì nó vẫn bị Đức Chúa Trời kể là tội lỗi, cho nên nếu Cơ-đốc-nhân không cẩn thận và không biết cố gắng sống một cách trung thực trước mắt Đức Chúa Trời thì lâu ngày tội đó sẽ trở nên trầm trọng không phương cứu chữa. Bởi lẽ đó mà lời của Chúa mới nhấn mạnh thêm rằng những kẻ không cố gắng từ bỏ tội nói dối thì sẽ không được vào Thiên đàng, như lời Kinh thánh có chép trong Khải huyền 21: 27.

KHẢI HUYỀN 21: 27 – Kẻ ô uế, người làm điều gớm ghiếc và nói dối không hề được vào thành, nhưng chỉ có những kẻ đã được biên tên trong sách sự sống của Chiên Con.

Chữ thành trong câu gốc nầy có nghĩa là Thiên đàng. Chúng ta đọc thêm cả đoạn 21 nầy thì sẽ thấy rõ được điều đó. Vì vậy việc Cơ-đốc-nhân nhận biết tội lỗi trong đời sống mình là rất quan trọng, còn quan trọng gấp trăm ngàn lần hơn là nhận biết rằng mình có bệnh trong phương diện thuộc thể. Chính vì thế mà câu nói thông thường trong dân gian rằng Phòng bệnh hơn chữa bệnh nếu được áp dụng vào trong phương diện thuộc linh thì sẽ rất ích lợi cho Cơ-đốc-nhân, tức là được nghe và được nhắc nhở về tội thì tốt hơn là chờ phạm tội hồi mới học biết ăn năn. Dầu vậy thì chúng ta cần phải biết thêm điều nầy. Ấy là ma quỉ luôn luôn cảm dỗ Cơ-đốc-nhân để con dân Chúa xem thường về tội lỗi. Bởi lẽ đó mà mặc dầu lời của Chúa trong 1Giăng 1: 8 đã có nhắc nhở rằng Cơ-đốc-nhân phải nhận biết rằng sau khi tin nhận Chúa rồi thì mình vẫn còn có những lúc yếu đuối và lầm lỡ phạm tội, nhưng ma quỉ thì lại ru ngủ rằng Cơ-đốc-nhân sau khi tin Chúa rồi thì dẫu có phạm tội thì cũng như xem là không có. Vì vậy mà nó đã dùng mọi cách, từ phim cảnh, kịch nghệ, sách báo và người chưa tin ở bên ngoài xã hội cũng như những người khác trong tring Hội thánh, ngay cả người rao giảng nữa để ru ngủ con dân Chúa xem thường tội lỗi. Đó là lý do mà có sự mâu thuẫn trong đời sống của con người và ngay cả trong đời sống Cơ-đốc-nhân: Ấy là người ta rất quan tâm để phòng bệnh và trị bệnh thuộc thể, nhưng lại rất thờ ơ và xem thường tội lỗi trong đời thuộc linh. Như điều mà Kinh thánh đã nhắc nhở và tôi đã có thưa trình cùng với quý Hội thánh nhiều lần thì việc tin nhận Chúa chỉ giúp cho chúng ta được tha thứ về những tội lỗi đã phạm trong quá khứ. Còn đối với những tội lỗi đã phạm sau khi đã trở thành Cơ-đốc-nhân rồi thì cần phải được nhận biết và phải ăn năn trước mặt Chúa. Bằng không thì hậu quả sẽ rất nghiêm trọng trong ngày Đức Chúa Jêsus Christ tái lâm. Bởi lẽ đó mà nếu có Cơ-đốc-nhân nào bị ru ngủ rằng sau khi tin Chúa rồi thì không còn bị kể là kẻ có tội nữa thì chúng ta phải nhớ lại lời nhắc nhở của Chúa đã được chép trong 1Cô-rinh-tô 5: 7.

1CÔ-RINH-TÔ 5: 7 – Hãy làm cho mình sạch men cũ đi, hầu cho anh em trở nên bột nhồi mới không men, như anh em là bánh không men vậy. Vì Đấng Christ là con sinh lễ Vượt qua của chúng ta, đã bị giết rồi.

Đây là lời mà Phao-lô được Đức-Thánh-Linh soi dẫn để viết cho Cơ-đốc-nhân trong Hội thánh Cô-rinh-tô, là Hội thánh lớn và có danh tiếng thời bấy giờ. Dầu vậy Chúa vẫn còn thấy tội lỗi trong đời sống họ, tức là Ngài vẫn còn thấy tội lỗi trong đời sống của Cơ-đốc-nhân trong Hội thánh chung ngày nay. Đó là một bằng chứng thực tế mà tôi tin rằng không ai trong chúng ta có thể chối cãi được. Tình trạng của Hội thánh chung ngày nay thì còn đầy những loại men cũ của thế gian mà Cơ-đốc-nhân cứ cố tình làm ngơ không chịu từ bỏ. Mạng lệnh của Chúa ngày trước đối với Cơ-đốc-nhân của thời ký Hội thánh đầu tiên cũng đáng được xử dụng thường xuyên đối với Cơ-đốc-nhân trong Hội thánh của thế kỷ thứ 21 nầy, như lời của Chúa đã được ghi lại trong Ê-phê-sô 4: 31.

Ê-PHÊ-SÔ 4: 31 – Phải bỏ khỏi anh em những sự cay đắng, buồn giận, tức mình, kêu rêu, mắng nhiếc, cùng mọi điều hung ác.

Khi các Hội thánh trong thời kỳ ban đầu đều có bệnh thuộc linh mặc dầu họ đã tin Chúa rồi và được dẫn dắt bởi các sứ đồ và môn đồ của chính Đức Chúa Jêsus, thì Hội thánh chung ngày nay cũng đều có những căn bệnh tương tự như vậy nên cần phải hết lòng đến với Chúa để được trị bệnh cho dứt. Vì nếu Cơ-đốc-nhân cho rằng Hội thánh chung ngày nay được dẫn dắt bởi những người rao giảng bình thường mà còn tốt hơn là các Hội thánh được dẫn dắt bởi các môn đồ của Đức Chúa Jêsus ngày xưa thì thái độ đó là tự phụ, kiêu ngạo và thái độ đó sẽ phải đối diện với hậu quả nguy hiểm trong ngày Chúa trở lại. Thực tế cho thấy rằng các căn bệnh của các Hội thánh trong thời kỳ đầu tiên vẫn còn tồn tại trong Hội thánh chung ngày nay và lời của Chúa đã có cảnh cáo nghiêm trọng về việc cứ tiếp tục kéo dài tình trạng đó, như đã có chép trong Ga-la-ti 5: 19-21.

GA-LA-TI 5: 19-21 – Vả, các việc làm của xác thịt là rõ ràng lắm: Ấy là gian dâm, ô uế, luông tuồng, thờ hình tượng, phù phép, thù oán, tranh đấu, ghen ghét, buồn giận, cãi lẫy, bất bình, bè đảng, ganh gổ, say sưa, mê ăn uống, cùng các sự khác giống như vậy. Tôi nói trước cho anh em, như tôi đã nói rồi: Hễ ai phạm những việc thể ấy thì không được hưởng nước Đức Chúa Trời.

Tất cả những tội lỗi mà lời của Chúa đã đề cập đến trong các câu Kinh thánh nầy thì đều thấy có trong đời sống của Cơ-đốc-nhân ngày nay. Chẳng hạn như tội phù phép thì trong vòng Cơ-đốc-nhân vẫn còn có những người đi coi bói, xem tử vi và mê tín dị đoan như người chưa tin. Thực tế cũng cho thấy rằng không những chỉ có Cơ-đốc-nhân bình thường trong Hội thánh có bề đảng, băng nhóm, mà ngay cả một số người rao giảng cũng lập bè phái vây cánh để bảo vệ quyền lợi của nhau và triệt hạ các kẻ đối lập. Tình trạng có bệnh thuộc linh trầm trọng như vậy mà Cơ-đốc-nhân vẫn làm ngơ và tự ru ngủ là mình đã sạch tội rồi thì hậu quả ngày sau sẽ to lớn biết chừng nào. Bệnh trầm trọng như vậy mà không nhận biết rằng mình có tội thì đến chừng nào mới mong được chữa lành? Bởi lẽ đó mà những người rao giảng tận tâm với Chúa và với các anh chị em của mình trong đức tin thì phải hết sức nhắc nhở mọi người về tội lỗi và sự nguy hiểm của nó.

Như vậy thì chúng ta có thể thấy rằng vì lợi ích của con dân Ngài để được thức tỉnh về tội lỗi trong đời thuộc linh mà Đức Chúa Trời đã cho phép sự đau bệnh được xãy ra trong đời sống con người. Vì thế mà nếu Cơ-đốc-nhân không hiểu được lý do của sự đau bệnh trong đời sống con người và không nhơn sự bệnh hoạn để tự nhắc nhở chính mình về tội lỗi thì như vậy sẽ bỏ mất dịp tiện mà Đức Chúa Trời đã thực hiện. Vì nếu Cơ-đốc-nhân không dùng sự bệnh hoạn để tự nhắc nhở chính mình trong về tội lỗi trong đời thuộc linh thì các cơn dịch bệnh vẫn tiếp tục xãy ra mỗi ngày và chúng vẫn là một thực tế không thể chối cãi được trong đời sống của nhân loại. Bỏ quên hoặc phí uổng chủ ý của Đức Chúa Trời đã thiết lập cho con cái Ngài thì điều đó chỉ thiệt thòi cho Cơ-đốc-nhân mà thôi. Vì theo lời Kinh thánh thì Đức Chúa Trời đã khiến cho mọi điều xãy ra trong thế giới nầy hoặc trong đời sống của con người đều là vì lợi ích của con cái Ngài, như câu gốc đã được ghi lại trong Rô-ma 8: 28.

RÔ-MA 8: 28 – Vả, chúng ta biết rằng mọi sự hiệp lại làm ích cho kẻ yêu mến Đức Chúa Trời, tức là cho kẻ được gọi theo ý muốn Ngài đã định.

Qua câu Kinh thánh nầy thì chúng ta có thể thấy rằng lời của Chúa đã dùng chữ mọi điều, có nghĩa là bao gồm cả sự đau bệnh nữa, để làm ích lợi cho con dân Chúa. Cho nên nếu Cơ-đốc-nhân không biết lợi dụng sự đau bệnh thuộc thể trong đời sống mình hoặc sự đau bệnh đang xãy ra cho người khác để nhắc nhở chính cá nhân mình về sự nguy hiểm của tội lỗi trong phương diện thuộc linh thì chúng ta đã làm uổng phí chương trình và kế hoạch của Chúa cũng như đã phụ lòng Ngài quan tâm đến chúng ta. Vì đối với Đức Chúa Trời thì sự sống trong cõi đời đời là quan trọng hơn nên mọi việc trong đời sống nầy, ngay cả sự đau bệnh cũng là điều nhỏ nhoi so với cõi tương lai vinh hiển ấy.

Nhưng việc dùng sự đau bệnh để làm hình bóng cho tội lỗi không phải là lý do duy nhất mà Đức Chúa Trời cho phép sự bệnh hoạn xãy ra trong đời sống con người. Kinh thánh cho biết là Đức Chúa Trời đã dùng sự đau bệnh, nhất là các cơn dịch lệ, như là phương thức để trừng phạt con người về tội lỗi mà họ đã phạm, như lời Kinh thánh đã được ghi lại trong Xuất Ê-díp-tô ký 9: 3.

XUẤT Ê-DÍP-TÔ KÝ 9: 1-3 – Đức Giê-hô-va bèn phán cùng Môi-se rằng: Hãy đi ra mắt Pha-ra-ôn mà tâu rằng: Giê-hô-va, là Đức Chúa Trời của dân Hê-bơ-rơ, có phán như vầy: Hãy tha dân ta đi, đặng chúng nó hầu việc ta. Vì nếu ngươi từ chối không tha đi, còn cầm lại nữa, nầy, tay của Đức Giê-hô-va sẽ tra vào các súc vật của ngươi ngoài đồng, vào ngựa, lừa, lạc đà, bò, và chiên; sẽ có dịch lệ rất lớn.

Lời phán của Đức Chúa Trời trong các câu gốc nầy cho thấy rằng Chúa đã dùng các cơn bệnh dịch để giết hại đàn gia súc của dân Ê-díp-tô vì cớ tội lỗi mà họ đã thực hiện đối với tuyển dân của Ngài, tức là bắt dân Hê-bơ-rơ phải làm nô lệ cho Pha-ra-ôn trong một thời gian dài. Như vậy thì nhờ câu gốc nầy và nhiều câu gốc tương tự khác mà chúng ta có thể biết được rằng bệnh tật hoặc dịch lệ là một trong những hình thức mà Đức Chúa Trời đã dùng để trừng phạt con người về những tội lỗi mà họ đã phạm. Cũng từ điểm nầy thì chúng ta có thể hiểu rằng đối với tội lỗi của cá nhân thì Đức Chúa Trời dùng sự đau bệnh để trừng phạt riêng từng người, nhưng đối với tội lỗi của một nhóm người, một đoàn thể, một quốc gia hay một dân tộc thì Đức Chúa Trời dùng dịch lệ, tức là những chứng bệnh lây lan nguy hiểm để trừng phạt họ, chẳng hạn như bệnh Aids đã xuất phát từ trong giới đồng tính luyến ái vào đầu thập niên 80 của thể kỷ trước. Theo như lời Kinh thánh cho biết thì lối sống ấy đã có từ thời xa xưa, tức là đã xãy ra trong vòng dân cư của hai thành phố Sô-đôm và Gô-mô-rơ. Sự phạm tội của họ là của nguyên một thành chớ không phải là lẽ tẻ từng người, chăng hạn như khi toàn bộ người nam của thành Sô-đôm đã bao vây nhà của Lót để đòi phải được luyến ái với hai thiên sứ đã vào nhà ông chiều hôm ấy, như lời Kinh thánh đã tường thuật lại trong Sáng thế ký 19: 4-8.

SÁNG THẾ KÝ 19: 4-8 – Hai thiên sứ chưa đi nằm, mà các người nam ở Sô-đôm, từ trẻ đến già, tức cả dân, đều chạy đến bao chung quanh nhà. Bọn đó gọi Lót mà hỏi rằng: Những khách đã vào nhà ngươi buổi chiều tối nay ở đâu? Hãy dẫn họ ra đây, hầu cho chúng ta được biết. Lót bèn ra đến cùng dân chúng ở ngoài cửa, rồi đóng cửa lại, và nói cùng họ rằng: Nầy, tôi xin anh em đừng làm điều ác đó! Đây, tôi sẵn có hai con gái chưa chồng, tôi sẽ đưa chúng nó cho anh em, rồi mặc tình anh em tính làm sao tùy ý; miễn đừng làm chi hại cho hai người kia; vì cớ đó, nên họ đến núp bóng mái nhà tôi.

Khi Kinh thánh dùng chữ được biết để mô tả đòi hỏi của những người nam tại thành Sô-đôm thì điều đó không có nghĩa là họ muốn biết mặt các thiên sứ một cách bình thường như khi người ta làm quen với người lạ, mà có ý muốn nói là các người nam tại thành Sô-đôm muốn luyến ái với các thiên sứ, vì thấy đó là hai người nam đẹp đẽ sáng láng. Chúng ta đọc thêm các phần Kinh thánh trước đó khi mô tả các thiên sứ đến gặp Áp-ra-ham thì sẽ thấy được điểm ấy. Cũng chính vì sự đòi hỏi của các người nam tại thành Sô-đôm là muốn luyến ái nên Lót đã định đưa hai đứa con gái của ông cho họ để hy sinh và thay thế cho hai thiên sứ. Đó là cách bày tỏ truyền thống của người xưa trong việc hết sức bảo vệ khách lạ đến trú ngụ dưới mái nhà của họ.

Như vậy thì chúng ta có thể thấy rằng bởi vì tội lỗi của toàn bộ người nam tại thành Sô-đôm cũng như tại thành Gô-mô-rơ mà Đức Chúa Trời đã dùng lửa để thiêu hủy hai thành ấy. Sau sự kiện đó thì dầu lối sống đồng tính luyến ái vẫn còn trong xã hội loài người nhưng không còn công khai như tại Sô-đôm và Gô-mô-rơ. Cho mãi đến thập niên 70 của thế kỷ trước thì lối sống ấy mới nhơn phong trào hyppie mà trỗi dậy và dựa vào chiêu bài của chủ nghĩa nhân bản để đòi hỏi được công khai và được xã hội chấp nhận. Khi tòa án của các nước phương Tây và xã hội loài người chấp nhận lối sống ấy thì căn bệnh aids cũng bắt đầu xuất hiện và cho đến ngày hôm nay nay thì vẫn chưa có một loại thuốc nào có thể điều trị được mà chỉ giúp ngăn cản cơn bệnh trở nặng thêm mà thôi. Theo thống kê của Bộ y tế thế giới thì mỗi năm có khoảng 3 triệu người nhiễm bệnh nầy và chỉ tính đến năm 2019 mà thôi thì đã có hơn 30 triệu người tử vong.

Tôi trình bày hơi chi tiết một chút cách như vậy là để giúp quý Hội thánh có thể thấy được lý do vì sao mà có sự đau bệnh trong đời sống của con người. Theo các chuyên gia y khoa thì con vi khuẩn gây ra bệnh Aids đã được khám phá ra trong cơ thể của loài khỉ rất lâu về trước, nhưng chưa hề lây lan cho con người mặc dầu các người theo chủ nghĩa vô thần thì cho rằng con người xuất phát từ loài khỉ. Vậy mà suốt chiều dài lịch sử của con người thì bệnh Aids vẫn không xãy ra, mãi cho đến khi phong trào đồng tính luyến ái được xã hội chấp nhận thì nó mới thấy xuất hiện trong đời sống của con người và gây tử vong, đến nỗi đã từng làm cho thế giới phải hoang mang và lo sợ một thời gian. Điều đó cho chúng ta thấy rằng nhận định của khoa học về nguồn gốc của con người là hoàn toàn không chính xác và cũng nhờ đó mà chúng ta hiểu được rằng dịch bệnh xãy ra là do tội lỗi của con người, chớ không phải tự nhiên mà có. Nếu thật sự con người tiến hóa từ loài khỉ thì khi bệnh Aids có trong loài khỉ từ xưa thì đương nhiên nó phải lây lan cho con người theo tính cách di truyền và vì hai loài có cơ thể tương tự nhau, nhất là ngày xưa thì người ta sống gần gũi với thiên nhiện và dã thú nhiều hơn là trong thời kỳ hiện đại, và lúc đó thì người ta cũng chưa có các loại dược phẩm đặc chế cao cấp cũng như hóa chất chuyên dùng để phòng chống và điều trị bệnh tật như ngày hôm nay. Vậy thì tại sao căn bệnh Aids lại không xãy ra vào thời kỳ xa xưa khi người ta còn sống lạc hậu mà phải đợi đến thế kỷ thứ 20 tân tiến mới xãy ra?

Đối với cơn bệnh dịch hiện nay thì cũng như vậy. Theo các chuyên gia y khoa thì con vi khuẩn gây ra cơn bệnh dịch hô hấp cấp tính đã được khám phá ra trong cơ thể của con dơi trước đây rất lâu và họ cũng cho biết là nguồn gốc của con vi khuẩn gây ra bệnh hô hấp cấp tính đã có từ 8,000 năm trước. Các số liệu nầy đã được công bố và đăng tải trên các thông tin về cơn bệnh dịch hiện nay của bộ Y tế Hoa-kỳ và một số các nước Tây phương. Nhưng dầu là lâu như vậy và con dơi đã có mặt với con người từ những thời kỳ rất là xa xưa nhưng cơn bệnh dịch như hiện nay vẫn chưa từng xãy ra. Phải đợi đến thế kỷ thứ 21 nầy, khi mức độ đạo đức của con người càng ngày càng suy đồi thì nó mới lây lan và trở thành cơn bệnh dịch làm tử vong hàng triệu người trên thế giới. Như vậy thì chúng ta có thể hiểu đuợc rằng dịch bệnh là cách thức mà Đức Chúa Trời đã và đang dùng để trừng phạt con người về mức độ phạm tội ngày càng tăng như chúng ta thấy hiện nay. Đó là điều mà Đức Chúa Trời đã cảnh cáo dân Y-sơ-ra-ên ngày xưa để họ biết mà tránh xa sự phạm tội, như lời Kinh thánh đã được chép trong Phục truyền 28: 61.

PHỤC TRUYỀN 28: 61 – Vả lại, các thứ chứng bịnh và tai vạ không có chép trong sách luật pháp nầy, thì Đức Giê-hô-va cũng sẽ khiến giáng trên ngươi, cho đến chừng nào ngươi bị tiêu diệt đi.

Nhưng như điều mà chúng ta đã suy gẫm qua thì sự tể trị của Chúa trên đời sống của con người có hai hình thức là trực tiếp và gián tiếp. Mặc dầu Đức Chúa Trời dùng dịch lệ bệnh để trừng phạt con người về tội lỗi, nhưng đối với cơn bệnh dịch hô hấp cấp tính hiện nay thì sự tể trị của Chúa là gián tiếp, bởi vì con vi khuẩn gây bệnh đã được cấy tạo trong phòng thí nghiệm vũ khí vi trùng của Trung cộng như lời công bố của các cơ quan tình báo trên thế giới. Dầu chúng ta không biết chính xác những ẩn khuất trong vấn đề nầy nhưng vẫn có thể hiểu rằng đây là cơn dịch bệnh mà Chúa cho phép xãy ra chở không phải do Ngài trực tiếp tạo ra. Ấy là con dơi đã được dùng làm thực phẩm cho nhiều người trên thế giới, từ Âu sang Á, ngay cả tại Việt Nam chúng ta trước đây thì người ta vẫn hay nấu cháo dơi, nhưng căn bệnh vẫn không xãy ra. Mãi cho đến thế kỷ thứ 21 nầy thì mới thấy nó xuất hiện và mới đây thì các cán bộ cao cấp Trung cộng cũng vừa kiêu hãnh cho biết là họ đã đánh bại Hoa-kỳ trong cuộc chiến tranh vi trùng.

Tất cả những điều đó đã cho thấy rằng sự đau bệnh trong đời sống của con người xãy ra là có nguyên nhân, hoặc là Chúa dùng sự đau bệnh để nhắc nhở và trừng phạt con người về tội lỗi, hoặc là Ngài cho phép sự đau bệnh xãy ra khi con người tìm cách tiêu diệt lẫn nhau bởi sự tham mê quyền lực chính trị của họ. Dầu là cách nầy hay cách khác thì sự tể trị của Đức Chúa Trời vẫn là tuyệt đối và sự đau bệnh vẫn là một thực tế trong đời sống con người như là một sự nhắc nhở về tội lỗi. Bởi lẽ đó mà con dân Chúa phải thức tỉnh, phải nhơn sự đau bệnh để được nhắc nhở về những lầm lỗi trong đời sống mình mà tìm đến với Chúa để xưng tội, để ăn năn và để được tha thứ thoe như gương của Đa-ni-ên mà chúng ta đã học qua. Nếu nhiều bác sĩ loài người còn biết tận tâm để điều trị cho bệnh nhân thì Đức Chúa Trời lại càng thương xót con dân Ngài để tha thứ và chữa lành cho nếu chúng ta biết hết lòng tìm cầu Chúa.

Vì vậy cầu xin Đức Chúa Trời tiếp tục nhắc nhở con dân Ngài về sự nguy hiểm của tội lỗi để Cơ-đốc-nhân có thể tỉnh thức luôn luôn để giữ mình và tránh xa. Cầu xin Đức Chúa Trời thương xót chữa lành Cơ-đốc-nhân cả về các căn bệnh thuộc thể lẫn thuộc linh. Và cầu xin Đức-Thánh-Linh ở cùng và ban sức mới cho con dân Chúa mỗi ngày để Cơ-đốc-nhân có thể được cường tráng, mạng khỏe và vững bước theo Ngài trên con đường đi đến Thiên đàng và suốt cả cõi đời đời. Amen.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *