CON NGƯỜI VÀ SỰ THAM QUYỀN

Kinh thánh: Lu-ca 22: 24-30

Câu gốc: LU-CA 22: 26 – Về phần các ngươi, đừng làm như vậy; song ai lớn hơn trong các ngươi phải như kẻ rất nhỏ, và ai cai trị phải như kẻ hầu việc.

Như điều mà chúng ta đã cùng nhau suy gẫm qua trong 2 phần đầu của Chủ đề TẠI SAO CUỘC ĐỜI ĐẦY ĐAU KHỔ thì chúng ta đã biết rằng sự đau khổ của con người là do sự chọn lựa sai và do nghe lời đàm tiếu của người khác về mình. Nguyên nhân thứ ba khiến cho con người bị đau khổ là do sự lạm quyền của những kẻ tham mê quyền lực gây ra. Sự đau khổ như vậy rất dễ thấy khi chúng ta nhìn vào đời sống của dân chúng trong các quốc gia ở dưới chế độ độc tài. Nhưng hôm nay thì tôi không định ý trình bày về đời sống của các nạn nhân, tức là những người bị đau khổ vì các chế độ như vậy, mà tôi muốn đề cập đến tội tham quyền của con người. Chính tội lỗi ấy là nguyên nhân thứ ba làm cho người khác bị đau khổ. Vì vậy mà sáng hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau suy gẫm về một chủ đề mới so với các tuần lễ qua. Mặc dầu nói là mới nhưng đối với quý anh chị em trong lớp học Kinh thánh tối thứ Ba thì đề tài nầy đã được chúng ta nghiên cứu đến một cách chi tiết trong những tháng trước. Mặc dầu là chi tiết như vậy nhưng vẫn chưa phải là đầy đủ hoàn toàn, cho nên tôi xin được trình bày thêm về chủ đề nầy để tất cả quý Hội thánh cùng biết rõ.

Khi nói về sự tham lam thì ai cũng biết điều đó và đề tài thường được nói đến nhiều nhất là sự tham tiền, nhưng sự tham tiền chỉ là một trong sáu khía cạnh của sự tham lam mà thôi, đó là tham sắc, tham quyền, tham danh, tham tiền, tham ăn và tham lười. Lần trước khi học về đề tài nầy thì đã có quý anh chị em thắc mắc và đặt câu hỏi là còn sự tham lợi thì ở đâu. Nhưng xin thưa với quý Hội thánh rằng sự tham lam tức là tham lợi cho cá nhân mình, cho nên sự tham lam cũng có nghĩa là tham lợi. Khi chúng ta suy nghĩ về sáu khía cạnh của sự tham lam thì sẽ thấy rằng tất cả các dạng tham lam đều là vì muốn có lợi cho bản thân, nhất là có lợi nhiều hơn người khác hoặc giành lấy cái lợi của người ta cho chính mình. Đó chính là định nghĩa của sự tham lam. Khi chúng ta suy nghĩ thêm về chủ đề nầy thì sẽ thấy rõ hơn định nghĩa về sự tham lam.

Lời của Chúa trong Kinh thánh cho biết là sự tham lam không đẹp lòng Đức Chúa Trời, vì người tham lam thường đặt quyền lợi của mình trên người khác và thường tìm đủ mọi cách để được lợi, vì vậy mà sự tham lam dẫn họ đến chỗ phạm tội, có khi rất là nặng nề. Đức Chúa Trời là Đấng Công Bằng cho nên Ngài không bao giờ muốn kẻ nầy hơn kẻ kia, bởi lẽ đó mà trong Thiên đàng thì thiên sứ và những người được cứu đều là con của Ngài. Tại đó không có phân chia giai cấp như những người khác đã hiểu lầm và tưởng rằng các thiên sứ là tôi tớ của Chúa và cũng làm tôi tớ luôn cho cả con người. Suy nghĩ như vậy là sai và điều đó thì tôi đã có trình bày trong Chủ đề CƠ-ĐỐC NHÂN VÀ THIÊN SỨ, chắc quý Hội thánh còn nhớ.

Chính vì mỹ đức công bằng của Chúa mà Ngài không muốn con người tham lam, nhất là không muốn Cơ-đốc-nhân phạm phải tội lỗi đó. Mạng lệnh của Chúa đã có tuyên phán rõ ràng về sự tham lam, như đã có ghi lại trong điều răn thứ 10, tức là trong Xuất Ê-díp-tô ký 20: 17 và cũng có nhắc lại trong Cô-lô-se 3: 5:

XUẤT Ê-DÍP-TÔ KÝ 20: 17 – Ngươi chớ tham nhà kẻ lân cận ngươi, cũng đừng tham vợ người, hoặc tôi trai tớ gái, bò, lừa, hay là vật chi thuộc về kẻ lân cận ngươi.

CÔ-LÔ-SE 3: 5 – Vậy hãy làm chết các chi thể của anh em ở nơi hạ giới, tức là tà dâm, ô uế, tình dục, ham muốn xấu xa, tham lam. Tham lam chẳng khác gì thờ hình tượng.

Chúng ta đều biết rằng tội thờ lạy thần tượng là một trong những tội lớn và nặng, mà Đức Chúa Trời lại kể sự tham lam cũng ngang bằng với tội lỗi ấy thì chúng ta có thể hiểu được là tội tham lam trầm trọng đến như thế nào. Nhưng khi nói đến các dạng tham lam thì người ta ít đề cập về sự tham quyền, hoặc nếu có nói đến thì chỉ là trong phương diện chính trị mà thôi. Thật ra thì sự tham quyền là một trong những tánh xấu của con người vốn vẫn thường được bày tỏ trong mọi nơi mọi chỗ, có nghĩa là từ trong gia đình ra đến bên ngoài xã hội và cả trong bình diện quốc gia hoặc trên toàn thế giới. Nguyên nhân khiến cho người ta vẫn thường hay tham quyền là vì nó mang lại món lợi lớn nhất cho kẻ có quyền thế trong đủ mọi phương diện. Chúng ta cứ chậm rãi suy nghĩ về chủ đề nầy thì sẽ thấy được được điều đó.

Theo lời của Chúa cho biết thì sự tham lam chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự phạm tội của Sa-tan. Trong phần thứ nhất của bài giảng với Chủ đề XUẤT XỨ VÀ SỰ PHẢN NGHỊCH CỦA MA QUỈ thì tôi đã có trình bày cùng với quý Hội thánh về nguyên nhân thứ nhất đã dẫn Sa-tan đến chỗ phạm tội, đó là sự kiêu ngạo của nó. Sa-tan là một trong những thiên sứ do Đức Chúa Trời tạo dựng nên nhưng vì tánh kiêu ngạo mà nó muốn đưa chính mình nó lên ngang bằng với Đức Chúa Trời, như lời Kinh thánh có tường thuật lại trong Ê-sai 14: 12-14.

Ê-SAI 14: 12-14 – Hỡi sao mai, con trai của sáng sớm kia, sao ngươi từ trời sa xuống! Hỡi kẻ giày đạp các nước kia, ngươi bị chặt xuống đất là thể nào! Ngươi vẫn bụng bảo dạ rằng: Ta sẽ lên trời, sẽ nhắc ngai ta lên trên các ngôi sao của Đức Chúa Trời. Ta sẽ ngồi trên núi hội về cuối cùng phương Bắc. Ta sẽ lên trên cao những đám mây, làm ra mình bằng Đấng Rất Cao.

Trong các câu Kinh thánh nầy thì những chữ LÀM RA MÌNH BẰNG ĐẤNG RẤT CAO cho chúng ta thấy được tánh kiêu ngạo của Sa-tan. Nó là một trong những tạo vật của Chúa mà muốn đượng ngang bằng với Ngài. Bởi lẽ đó mà trong suốt cả Kinh thánh thì lời của Chúa đều nhắc nhở Cơ-đốc-nhân đừng kiêu ngạo, bởi vì tánh khí ấy là một trong những nguyên nhân dẫn người ta đến chỗ phạm tội trọng giống như tội của Sa-tan. Ngoài ra thì các chữ SẼ NHẮC NGAI TA LÊN TRÊN CÁC NGÔI SAO CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI còn cho chúng ta thấy được tánh tham quyền của Sa-tan, tức là muốn cầm quyền trên tất cả các thiên sứ khác. Như vậy thì trong các các câu gốc vừa được trưng dẫn thì chúng ta có thể thấy rằng một trong các nguyên nhân dẫn đến sự phạm tội của Sa-tan là sự tham quyền. Chính bởi tội lỗi ấy mà nó trở thành ma quỉ và cho đến ngày nay nó vẫn còn tiếp tục cám dỗ người ta phạm tội như nó, tức là tham mê quyền lực từ trong gia đình cho đến ngoài xã hội, từ trong công sở hãng xưỡng cho đến trường học, bệnh viện, từ trong quốc gia cho đến cả thế giới, thậm chí ngay cả trong các Hội thánh nữa. Tôi sẽ xin đề cập đến từng bình diện một để quý Hội thánh có thể thấy rõ được tội tham quyền là như thế nào hầu từ đó chúng ta biết nhờ cậy nơi sức lực của Chúa mà tránh phạm phải tội lỗi ấy.

Một trong những lý do chính yếu làm cho tôi cần phải trình bày một cách chi tiết đến chủ đề nầy ấy là để cho chúng ta là con cái Đức Chúa Trời có thể tập tành được tánh nhu mì hầu cho trong tương lai khi được đồng trị cùng với Đức Chúa Jêsus Christ trên cả thế gian trong 1,000 năm bình an thì chúng ta có thể cai trị một cách xứng đáng với tiêu chuẩn của Chúa và được đẹp lòng Ngài, cũng như làm ích lợi cho cả nhân loại. Chắc chắn là trong vòng quý Hội thánh vẫn còn nhớ về những lẽ thật căn bản liên quan đến sự tái lâm của Đức Chúa Jêsus, nhưng sáng hôm nay thì tôi xin được đề cập đến một lần nữa để khích lệ chúng ta trong việc nghiên cứu về tội tham quyền và biết cách thế nào để tránh khỏi tội lỗi ấy.

Lời của Chúa trong Kinh thánh cho biết là khi Đức Chúa Jêsus Christ tái lâm thì tất cả những người có đức tin thật mà đã qua đời trong quá khứ đều sẽ sống lại và được cất lên không trung để gặp Chúa. Kế đến thì những người có đức tin thật mà còn đang sống thì cũng sẽ được biến hóa thân thể để được cất lên mà hội tụ với những người đã lên trước để cùng dự tiệc cưới của Chiên Con, tức là sự hội hiệp của đoàn thể những người được cứu với Đấng Christ mặt đối mặt. Sau đó thì Đấng Christ và tất cả những người được cứu sẽ giáng xuống thế gian để cai trị cả thế giới trong 1,000 năm bình an. Lúc bấy giờ thì Đức Chúa Jêsus sẽ ngự ở tại thành Giê-ru-sa-lem còn các con dân của Ngài sẽ đại diện Chúa mà cai trị ở mọi nơi trên quả Địa cầu nầy. Sự cai trị của Đức Chúa Jêsus Christ và của những người đã được cứu sẽ rất là tốt đẹp, công bình, ích lợi cho mọi người trong cả thế gian. Bởi lẽ đó mà thời kỳ ấy mới được gọi là 1,000 năm bình an, tức là thời kỳ mà cả thế giới sẽ kinh nghiệm được sự thanh bình thật, sự thịnh vượng hạnh phúc tuyệt đối mà từ khi con người có mặt trên trái đất nầy chưa bao giờ được hưởng, kể cả việc được khỏe mạnh và trường thọ, như lời Kinh thánh đã tuyên bố trước và đã có ghi lại trong Ê-sai 65: 20.

Ê-SAI 65: 20 – Tại đó sẽ không có trẻ con chết non, cũng chẳng có ông già nào chẳng trọn đời mình; vì chết lúc trăm tuổi còn là chết trẻ, và kẻ có tội lúc trăm tuổi, ấy là bị rủa sả.

Để Cơ-đốc-nhân có thể xứng đáng với thời kỳ đồng trị tốt đẹp đó cùng với Đấng Christ thì ngày hôm nay chúng ta cần phải biết rõ về các khía cạnh của tội tham quyền hầu có thể tránh được sự phạm phải tội lỗi ấy mà chuẩn bị chính mình cho ngày được đồng trị cùng Đức Chúa Jêsus trên cả thế gian.

Trong phương diện chính trị thì tội tham quyền là dễ dàng nhìn thấy nhất, bởi vì chỉ có những kẻ tham mê quyền lực đến độ mù quáng mới trở thành chính trị gia chuyên nghiệp mà thôi. Đó là con đường chính yếu để có thể giúp họ thỏa mãn được tánh tham muốn quyền hành để được ở trên người khác và điều khiển người ta theo ý muốn của họ. Chính vì sự tham quyền như vậy mà các chính trị gia đã dùng đủ mọi chiêu bài để mỵ dân, để làm cho dân chúng ủng hộ họ hầu cho chính họ có thể đạt đến đỉnh cao quyền lực. Một trong những phương pháp chủ yếu mà những kẻ tham mê quyền lực thường dùng để có thể đạt đến được mục tiêu của họ là dùng sự tuyên truyền gian dối và tánh tráo trở của họ để tạo ra các cuộc chiến tranh trên thế giới. Mặc dầu trong những cuộc chiến như vậy thì có đến hàng triệu binh sĩ và thường dân bị thiệt mạng, nhưng đối với họ là những kẻ tham quyền thì chẳng có hề hấn gì. Chúng ta có để ý là trong các cuộc chiến thì chỉ có binh sĩ ở mặt trận bị tử thương và người dân thường bị đạn lạc bom rơi mà chết, còn các kẻ tham quyền ở trong địa vị lãnh đạo thì vẫn bình yên, thậm chí còn bắt tay nhau một cách vui vẻ để ký hiệp ước nầy hiệp ước nọ. Lúc còn trong cuộc chiến thì họ được bình an trong khi người dân và binh sĩ thì chết hàng loạt, đến khi đã hết chiến tranh rồi thì họ càng ngày càng giàu có trong khi đó thì người dân nghèo vẫn nghèo, vẫn cùng khổ cho đến ngày nay. Vậy mà trong cuộc chiến thì họ tuyên truyền là họ đang tranh đấu cho dân nghèo được ấm no hạnh phúc, nhưng thực tế là để họ đạt được tham vọng quyền lực của cá nhân.

Ngoài ra trong các cuộc chiến đã qua trên thế giới thì chúng ta có thể thấy rằng những kẻ tham mê quyền lực đã dùng sự lừa đảo gian dối của họ để tuyên truyền mỵ dân bằng việc có lúc gọi nước nầy là đế quốc thực dân, nước kia là anh em trong cuộc chiến, nhưng sau đó khi đã thành công rồi và để được giàu sang quyền lực hơn thì họ đã thay đổi chiêu bài và cách tuyên truyền để gọi các nước từng bị họ chê bai là đế quốc thực dân là đồng minh để dựa dẫm, để xin viện trợ, còn các nước từng được họ gọi là anh em trong cuộc chiến thì nay trở thành bọn bành trướng xâm lăng. Họ thay đổi chiêu bài và cách tuyên truyền như vậy cũng chỉ để đạt đến địa vị quyền lực và giữ vững địa vị ấy sau khi đã thành công, còn hàng mấy triệu sinh mạng binh sĩ và thường dân đã chết thì họ chẳng coi ra gì, thậm chí đến cả những cựu lính chiến còn sống cũng chỉ được xem như là chanh đã vắt xong thì bỏ vỏ. Sự thay đổi chiêu bài một cách trắng trợn như vậy là điều mà nếu chúng ta để ý thì sẽ thấy xãy ra rõ ràng lắm trong nền chính trị của thế giới, nhất là của các chính thể độc tài đang cầm quyền hiện nay.

Chính vì khía cạnh lừa đảo và gian dối như vậy của những kẻ tham quyền đang làm lãnh đạo trong trần gian nầy mà lời của Chúa mới dạy dỗ Cơ-đốc-nhân là phải tập sống cho ngay thẳng theo tiêu chuẩn của Đức Chúa Trời, có nghĩa là hễ đúng thì nói đúng, sai thì nói sai, tức là phải thành thật và trung thực trong việc nhận biết tội lỗi và các sự vi phạm, ngoài ra còn phải biết tôn trọng và áp dụng luật pháp của Đức Chúa Trời một cách đúng đắn hầu cho sau nầy có thể đồng trị với Đấng Christ một cách xứng đáng. Vì vậy khi Cơ-đốc-nhân nói rằng mình có đức tin nơi Đức Chúa Trời và nơi Đức Chúa Jêsus Christ thì chúng ta cũng phải sống theo luật pháp của Ngài để bày tỏ cho mọi người thấy rằng đức tin ấy là thật, rằng chúng ta đang chuẩn bị chính mình cho xứng đáng với ngày được đồng trị cùng Chúa trên cả thế gian.

Việc vâng phục và sống theo luật pháp của Đức Chúa Trời là quan trọng vì đó là sự làm gương của một người cai trị công bình trong thời kỳ 1,000 năm bình an. Chúng ta thấy là những kẻ tham quyền trong trần gian nầy thường đặt ra luật pháp để buộc người dân làm theo hầu cho họ điều khiển được mọi người theo ý muốn của họ, còn chính họ thì không bao giờ tuân thủ các luật pháp ấy. Việc phòng chống bệnh dịch hiện nay là một trong những thí dụ điển hình về sự cai trị của những kẻ tham quyền. Nếu chúng ta có để ý thì sẽ thấy rằng cơn bệnh dịch hiện nay là cơ hội bằng vàng để những kẻ tham quyền thỏa mãn sự thèm khát được áp đặt quyền lực của họ trên dân chúng trong cả nước. Theo các bằng chứng khoa học cho biết thì tỷ lệ tử vong của cơn dịch bệnh hiện nay không cao hơn tỷ lệ tử vong của bệnh cúm, thậm chí có nơi còn thấp hơn, nhưng họ vẫn cố tình thổi phồng sự kiện để hù dọa dân chúng, thậm chí còn khai báo gian dối về con số tử vong để làm ra vẻ như cơn dịch bệnh nầy nguy hiểm khôn lường. Theo các thống kê cho biết thì mỗi năm riêng ở tại Hoa-kỳ có khoảng 90,000 người chết vì bệnh cúm và khoảng 40,000 người chết vì tai nạn xe cộ, nhưng họ lại chỉ chú ý đến cơn bệnh dịch mà thôi và khai gian các con số tử vong để làm cho dân chúng hoảng sợ. Chính bởi lẽ đó mà trong các quốc gia thì giới cầm quyền đều ngăn cấm việc đưa tin khác biệt với tin tức do chính phủ đưa ra. Trong sự tự do ngôn luận thì người dân cần phải nghe nhìn đủ mọi khía cạnh và đủ mọi quan điểm để có thể nhận xét vấn đề và tự bản thân mỗi người sẽ có quyết định là mình sẽ hành xử thế nào. Nhưng xu hướng của những kẻ tham quyền ngày nay thì lại chỉ muốn thông tin một chiều mà thôi, tức là chỉ có giới cầm quyền là được lên tiếng, đúng sai không cần biết và mọi người phải nghe theo như một người máy, còn ngoài ra thì không một ai được quyền nói trái lại. Chúng ta thử suy xét thì sẽ thấy được điều đó. Giới cầm quyền từ xưa đến nay đều coi mạng sống của họ là quý giá hơn mạng sống của người dân thường, vì vậy mà họ lúc nào cũng có bảo vệ, mật vụ theo sát để bảo đảm an toàn cho họ và cho gia đình của họ. Nhưng khi các chính phủ ra lệnh cho người dân phải mang khẩu trang để phòng chống dịch bệnh thì chính họ lại không đeo. Nếu cần phải chỉ ra bằng chứng thì chúng ta có thể thấy là các lãnh đạo của các nước Tây phương cũng như trong các nước độc tài đều không đeo, hoặc là chỉ đeo khẩu trang để chụp hình tuyên truyền mà thôi, còn những lúc khác thì không hề đeo. Vậy thì chẳng lẽ những kẻ đó lại cho rằng mạng sống của họ rẻ mạt hơn mạng sống của người dân thường nên dân thì cần phải đeo khẩu trang để phòng chống dịch bệnh, để được an toàn, còn họ thì không cần phải đeo, có chết cũng chẳng sao? Có phải như vậy hay không?

Theo sự tính toán của khoa học thì con vi khuẩn dịch bệnh hiện nay nhỏ hơn những lổ hổng thông hơi trên khẩu trang là 95 lần, có nghĩa là dẫu người ta có đeo khẩu trang thì nó cũng bay xuyên qua được, vậy mà các giới cẩm quyền vẫn bảo người dân phải đeo là vì lý do gì? Ấy là vì họ muốn điều khiển con người như những người máy, nghĩa là bảo làm gì thì phải làm nấy, không cần biết đúng sai hoặc có lý hay không. Vấn đề nầy thì chúng ta thấy rõ ràng lắm. Lúc đầu thì họ bảo đeo khẩu trang để phòng chống dịch, sau đó thì bảo phải chích ngừa và hễ ai đã chích ngừa rồi thì khỏi phải đeo khẩu trang, nhưng rồi họ lại ra lệnh rằng dẫu đã chích ngừa rồi vẫn phải đeo khẩu trang. Ngày trước thì chỉ cần đeo khẩu trang khi đi ra ngoài, bây giờ thì họ lại ra lệnh phải đeo khẩu trang cả trong nhà, trong khi đó chính họ lại không đeo những lúc hội họp trong văn phòng hoặc lúc ngồi trên máy bay với nhau, con cái của họ cũng không đeo khi tụ họp cắm trại mùa hè. Còn đối với những người không đeo vì biết đó là sự tuyên truyền gian dối của những kẻ tham quyền thì họ lại chụp mũ rằng những người không đeo là nguyên nhân làm cho dịch bệnh lan tràn, còn việc không đeo khẩu trang của những kẻ tham quyền độc tài thì không ai được quyền chỉ trích hay đề cập đến. Những trường hợp điển hình như vậy thì nhiều lắm và đã được người ta phanh phui ra hàng loạt trên các mạng thông tin, nhưng sau đó thì đều bị bưng bít, ngăn cấm hoặc bị khóa sổ để mọi người không thể biết được. Chẳng những thế thôi chúng ta còn thấy rằng mới đây một cựu tổng thống Mỹ, là người da đen đầu tiên ở trong chức vụ nầy, đang khi ủng hộ cho luật pháp buộc dân chúng phải đeo khẩu trang và giữ khoảng cách an toàn là 2 mét giữa người nầy với người kia và cấm tụ tập đông người, thì lại đang chuẩn bị tổ chức sinh nhật cho bản thân mà có đến 600 người tham dự, trong đó có hơn 400 thực khách và 200 người phục vụ. Họ không cho phép Cơ-đốc-nhân được đến đông đủ để thờ phượng Chúa vào ngày Chúa nhật, còn họ thì lại tụ tập đến hơn 600 người để liên hoan sinh nhật, sự mâu thuẫn như vậy cho chúng ta thấy rằng cơn dịch bệnh hiện tại là cơ hội để những kẻ tham quyền điều khiển người dân theo ý muốn của họ chớ không phải là vì họ thật sự quan tâm đến lợi ích của người dân. Việc cấm đường cấm chợ cũng là một thí dụ điển hình về điều đó, bởi vì họ chỉ ngăn cấm mà không hề nghĩ đến việc dân chúng sẽ sống ra sao, ăn uống như thế nào, giống như là bảo dân chúng rằng cứ chết vì đói mà đừng chết vì bệnh. Ngay từ ban đầu khi cơn dịch bệnh xuất phát từ Trung quốc thì chính quyền Bắc kinh đã phong tỏa hơn 700 triệu dân, nhưng rồi cơn dịch bệnh vẫn lan tràn ra cả thế giới chớ đâu có dừng lại trong nội địa Trung hoa. Bây giờ họ ngăn đường cấm chợ cứ làm như là con vi khuẩn không biết di chuyển và gió thì không hề thổi từ nơi nầy sang nơi khác. Họ làm như là nếu con người bị phong tỏa thì con vi khuẩn cũng phải chấp hành theo luật pháp để nằm một chỗ, không được theo gió hoặc theo luồng nước mà di chuyển đến chỗ nầy chỗ kia. Nếu nói đến việc cần phải chích ngừa để được đi học, đi làm hoặc để xuất ngoại hoặc nếu không chích ngừa thì bị kêu án tù thì sự tham quyền của các kẻ độc tài còn thấy rõ hơn nữa. Nếu họ biết thương đến dân chúng thì tại sao trong chiến tranh lại xuí trẻ em đi đặt mìn, ném lựu đạn, xúi người ta ôm bom để tự sát, dẫn dụ người ta tự thiêu, pháo kích vào trường học đầy trẻ em. Nếu họ thật sự thương đến dân chúng thì tại sao khi hết chiến tranh rồi thì người nghèo vẫn cùng khốn, người xin ăn vẫn đầy đường và người tàn tật vẫn bị bỏ rơi?

Những kẻ đó đã lợi dụng địa vị quyền lực của họ để thỏa mãn sự thèm khát điều khiển người ta theo ý muốn của cá nhân, đó chính là hình ảnh tiêu biểu của sự tham quyền. Vì vậy đối với Cơ-đốc-nhân thì con dân Chúa phải biết về sự tham quyền là thế nào để tránh xa hầu cho có thể xứng đáng là người cai trị cùng với Đấng Christ trong một ngàn năm bình an. Luật pháp của Chúa trong Kinh thánh chính là phương pháp giúp cho chúng ta tự huấn luyện để xứng đáng với địa vị cao quý ấy trong tương lai, bởi vì luật pháp của Chúa đặt căn bản trên việc hết lòng kính Chúa yêu người, như lời phán của Đức Chúa Jêsus đã có ghi lại trong Ma-thi-ơ 22: 37-40.

MA-THI-Ơ 22: 37-40 – Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Ngươi hãy hết lòng, hết linh hồn, hết ý mà yêu mến Chúa, là Đức Chúa Trời ngươi. Ấy là điều răn thứ nhất và lớn hơn hết. Còn điều răn thứ hai đây, cũng như vậy: Ngươi hãy yêu kẻ lân cận như mình. Hết thảy luật pháp và lời tiên tri đều bởi hai điều răn đó mà ra.

Bởi vì căn bản luật pháp của Đức Chúa Trời là tình yêu cho nên nếu Cơ-đốc-nhân nào nói về tình yêu thương mà lại không vâng phục luật pháp của Chúa trong Kinh thánh thì người đó đang tự mâu thuẫn với chính mình. Chúng ta cần phải hiểu rằng mặc dầu Cơ-đốc-nhân được cứu bởi đức tin nhưng sự vâng giữ luật pháp chính là cách thức quan trọng chủ yếu để bày tỏ tình yêu thương thật của mình đối với mọi người. Vì những lẽ ấy mà sự tham quyền là một tội lỗi nghiêm trọng bởi vì nó chỉ chú ý đến quyền lợi của kẻ lãnh đạo và việc điều khiển người khác mà không hề có lòng thương xót đối với ai. Vì vậy mà Đức Chúa Jêsus đã dạy dỗ con dân Chúa một phương cách khác hơn hoàn toàn trong việc làm người lãnh đạo, như lời của Chúa đã có ghi lại trong Lu-ca 22: 26.

LU-CA 22: 26 – Về phần các ngươi, đừng làm như vậy; song ai lớn hơn trong các ngươi phải như kẻ rất nhỏ, và ai cai trị phải như kẻ hầu việc.

Tâm tình hầu việc của một người lãnh đạo xứng đáng đã được Đức Chúa Jêsus bày tỏ ra trong chính chức vụ của Ngài, như lời Chúa đã phán trong Mác 10: 45.

MÁC 10: 45 – Vì Con người đã đến không phải để người ta hầu việc mình, song để hầu việc người ta, và phó sự sống mình làm giá chuộc cho nhiều người.

Theo gương mẫu của Đức Chúa Jêsus thì người lãnh đạo phải hiền lành, nhu mì và phải biết làm gương trong sự vâng phục luật pháp của Đức Chúa Trời. Có như vậy thì sau nầy Cơ-đốc-nhân mới xứng đáng đồng trị với Chúa trong cả thế gian. Bởi lẽ đó khi ngày Chúa tái lâm càng đến gần chừng nào thì Cơ-đốc-nhân càng phải bày tỏ tấm lòng nhu mì vâng phục của mình chừng nấy theo như sự nhắc nhở trong lời của Chúa đã có ghi lại trong Phi-líp 4: 5

PHI-LÍP 4: 5 – Hãy cho mọi người đều biết nết nhu mì của anh em. Chúa đã gần rồi.

Trong thời đại hiện nay khi đa số Cơ-đốc-nhân là những người bị trị và ở dưới quyền người khác, dầu là trong bình diện quốc gia, công sở, hãng xưởng hay tại trường học thì chúng ta đều có thể hiểu được tấm lòng của những người bị trị. Ấy là họ muốn có những người lãnh đạo hiền lành, siêng năng, công bình, biết cảm thông đỡ đần người dưới, biết trung thực ngay thẳng với cấp trên, biết chú ý đến quyền lợi của người khác trước rồi sau đó mới nghĩ đến mình. Được một người lãnh đạo như vậy thì cấp dưới và những kẻ bị trị sẽ hài lòng thỏa mãn. Bởi lẽ đó mà việc Cơ-đốc-nhân chúng ta sống gương mẫu theo luật pháp của Đức Chúa Trời chính là việc đang tự huấn luyện cá nhân mình và chứng tỏ trước mặt Chúa rằng chúng ta xứng đáng để nhận nhiệm vụ và đồng trị với Đấng Christ trong 1,000 năm bình an. Một người lãnh đạo đẹp lòng Chúa như vậy thì đốt đuốc tìm cũng không ra trong thế gian nầy. Ấy là vì con người thường có tánh tham quyền và lạm dụng quyền thế của họ để trục lợi cho cá nhân, bất kể rằng điều đó làm cho người khác phải đau khổ. Chúng ta có thể thấy rằng trong thế gian nầy thì các kẻ cầm quyền thường khoe khoang rằng họ là đầy tớ của quần chúng, của nhân dân, còn người dân mới làm chủ, nhưng trên thực tế từ Âu sang Á, nhất là tại các nước độc tài thì chỉ có người dân chịu thiệt thòi đói khổ mà thôi, còn các kẻ cầm quyền thì lúc nào cũng no đủ, giàu có, vinh thân phì gia. Vì vậy mà dân gian mới mỉa mai rằng trong đời sống nầy thì các ông chủ bà chủ nghèo khổ bần cùng, có lúc phải xin ăn, xin trợ cấp, còn đầy tớ của dân thì có du thuyền, máy bay, có dinh thự nguy nga tráng lệ và có những tài khoảng khổng lồ trong các ngân hàng ở Thụy sĩ. Những kẻ đầy tớ giả hình và gian ác như vậy, dầu là trong xã hội hay trong Hội thánh của Chúa thì đều bị Đức Chúa Jêsus gọi là những kẻ gian ác và cuối cùng của cuộc đời họ là hình phạt vĩnh viễn trong hỏa ngục không có ngày ra, như lời Kinh thánh đã có ghi lại trong Ma-thi-ơ 24: 48-51.

MA-THI-Ơ 24: 48-51 – Nếu, trái lại, là một đầy tớ xấu, nó nghĩ thầm rằng: Chủ ta đến chậm, bèn đánh kẻ cùng làm việc với mình, và ăn uống với phường say rượu, thì chủ nó sẽ đến trong ngày nó không ngờ và giờ nó không biết. Chủ sẽ đánh xé xương và định phần nó đồng với kẻ giả hình. Đó là nơi sẽ có khóc lóc và nghiến răng.

Đức Chúa Trời là Đấng Công Bình và không bao giờ thay đổi, cho nên hình phạt dành cho các đầy tớ xấu và giả hình trong cõi thuộc linh như thế nào thì hình phạt dành cho các kẻ cầm quyền đời nầy cũng như thế ấy, như lời của Chúa đã được rao báo trước trong 1Cô-rinh-tô 2: 6.

1CÔ-RINH-TÔ 2: 6 – Dầu vậy, chúng tôi giảng sự khôn ngoan cho những kẻ trọn vẹn, song chẳng phải sự khôn ngoan thuộc về đời nầy, cũng không phải của các người cai quản đời nầy, là kẻ sẽ bị hư mất.

Rõ ràng là lời của Chúa cho biết là những kẻ cai quản đời nầy sẽ bị hư mất, ấy là vì họ dầu rằng ngoài miệng thì nói rằng mình là đầy tớ của dân, nhưng hành động và thái độ thì ngược lại với lời nói ấy, tức là việc họ dùng quyền thế để hà hiếp, áp bức và bắt buộc người dân phải chấp nhận sự cai trị hà khắc của họ, nhất là việc họ gian dối và không có lòng thương xót đến quần chúng. Cơn dịch bệnh trong thế kỷ thứ 21 nầy là bằng chứng điển hình về sự cai trị lạm quyền của những kẻ lãnh đạo trong các quốc gia. Đó cũng là điều thức tỉnh và nhắc nhở Cơ-đốc-nhân phải tuyệt đối tránh xa tội tham quyền bằng mọi giá.

Vì vậy cầu xin Đức Chúa Trời mở mắt tâm linh của con cái Ngài để Cơ-đốc-nhân có thể hiểu được vị trí quan trọng của mình ở trong tương lai là được đồng trị cùng với Đấng Christ để ngày hôm nay cố gắng tập sống một đời nhu mì và biết hết lòng vâng phục luật pháp của Chúa. Cầu xin Đức Chúa Trời ban sức mới cho con dân Ngài để Cơ-đốc-nhân biết tập tành nêu gương tốt cho mọi người theo tiêu chuẩn của Đức Chúa Trời trong Kinh thánh hầu cho mai sau xứng đáng được làm người cai trị thế gian cùng với Đức Chúa Jêsus. Và cầu xin Đức-Thánh-Linh tiếp tục giải bày cho chúng ta biết về những khía cạnh khác của tội tham quyền hầu cho con dân Chúa có thể tránh xa tội lỗi ấy và sống nhu mì cho đến ngày Đấng Christ tái lâm. Amen.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *