TIN NGẮN KINH TẾ TUẦN THỨ 13

Theo báo cáo kinh tế ra ngày hôm qua thứ Ba 3/29 tại Nhật bản thì chỉ số sản xuất công nghiệp của xứ Phù tang đã giảm xuống chỉ còn ở mức 6.2%, thấp hơn cả chỉ số lúc Nhật bản có cơn động đất và sóng thần vào tháng Ba năm 2011. Điều đó cho thấy là nên kinh tế của Nhận bản đang gặp khủng hoảng rất trầm trọng. Mặc dầu chính phủ Tokyo đã áp dụng chính sách NIRP từ vài tháng qua nhưng tình hình cũng không khả quan được bao nhiêu. Theo tin tức từ nội địa thì hiện nay mức độ đầu tư của ngoại quốc vào vào thị trường kinh tế của Nhật bản đã giảm thiểu rõ rệt, trong khi đó thì giới đầu tư trong nước lại đua nhau đưa tiền bạc ra ngoài để đầu tư vào các thị trường chứng khoáng khác trên thế giới, mặc dầu cũng đang gặp khủng hoảng nhưng vẫn còn đỡ nặng nề hơn là Nhật bản hiện nay.

Thành phố Chicago (thuộc tiểu bang Illinois) vừa bị công ty thẩm định giá trị tín dụng Fitch hạ xuống hạng BBB (là hạng thấp nhất về triển vọng có thể được giới tài chánh đầu tư vào nền thương mại của thành phố) sau khi Tòa án thượng thẩm tiểu bang từ chối kế hoạch thay đổi mức trợ cấp hưu trí mà ban lãnh đạo thành phố đang dự định thực hiện. Rahm Emanuel, thị trưởng thành phố, cho biết là nếu không thay đổi lại hệ thống hưu trí thì ngân quỹ nầy sẽ cạn vào năm 2016. Hiện nay ban lãnh đạo thành phố phải trả lương hưu trí cho cựu nhân viên chính phủ quá cao và đòi hỏi ngân sách phải có thêm $900 triệu dollars mỗi năm mới tạm gọi là đủ.

Trên bình diện toàn quốc thì thị trường chứng khoáng tiếp tục suy sụp mặc dầu thống đốc Ngân hàng Dự Trữ Liên bang Jenet Yellen cố gắng bằng nhiều cách để vực dậy thị trường. Bằng chứng không mấy khả quan từ trị trường Nhật bản và châu Âu khi các quốc gia nầy áp dụng chính sách NIRP mà không thành công đã khiến cho giới lãnh đạo kinh tế Hoa-kỳ bất đầu nghĩ đến một phương pháp khác là cầm giữ giá cả trị trường theo kiểu xã hội chủ nghĩa (price control), nghĩa là chỉ định cho thương nhân phải bán các mặt hàng tiêu dùng và thực phẩm trong xã hội theo một giá nhất định, bằng không sẽ bị phạt hoặc tịch thu giấy phép buôn bán. Điều nầy đã được Obama ám chỉ trong bài diễn văn đọc tại Cuba vào tuần lễ trước, khi tuyên bố rằng quan điểm về chế độ tư bản và chế độ cộng sản đều không phải là vấn đề quan trọng đối với y, và mặc dầu Hoa-kỳ vẫn còn là quốc gia theo chế độ tư bản nhưng nếu cần y sẽ áp dụng những chính sách của chủ nghĩa cộng sản để quốc gia nầy có thể đi theo chiều hướng mà y muốn (… so often in the past there’s been a sharp division between capitalist and communist or socialist… but I think for your generation, you should be practical and just choose from what works).

Nền kinh tế Hoa-kỳ cũng được thẩm định qua chỉ số giao thông đường sắt, vì đây là loại vận chuyển hàng hóa cồng kềnh một cách rẻ tiền và nhanh chóng (nếu so với đường hàng không và xe tải). Trong những năm qua chỉ số giao thông đường sắt đã giảm sút một cáh đáng kể và từ đầu năm nay thì mức suy thoái càng trầm trọng hơn. Nếu so với chỉ số cả năm thì trong 11 tuần đầu tiên của năm 2016 con số ấy đã giảm đến mức -14%. Chưa bao giờ trong lịch sữ giao thông đường sắt chỉ số nầy lại giảm đến mức như vậy.

Giới đầu tư nghành kỹ thuật vi tính tại vùng Silicon valley (tiểu bang California) đã than thở trong những tuần lễ qua là các công ty điện tử mới thành lập đều rất yếu kém, không có cơ hội phát triển và gần như là vô giá trị nếu so với những công ty tương tự được thành lập khoảng 5 đến 10 năm trước. Đây là một trong những bằng chứng khác cho thấy nền công nghiệp điện tử của Hoa-kỳ bị trì trệ rất nặng nề trong những năm qua và thị thường nghành vi tính đã co hẹp lại đến độ hầu như không mang lại lợi nhuận bao nhiêu cho người đầu tư và giới kỹ nghệ điện tử để phát minh ra những kỹ thuật mới.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *