CÔNG VIỆC LÀM KHAN HIẾM TẠI MỸ

Các chuyên gia đã lên tiếng báo động lần nữa là cuộc khủng hoảng kình tế lớn nhất từ trước đến nay chắc chắn sẽ xãy ra trong thời gian tới đây, vì những dấu hiệu rõ ràng đã xãy ra trong những ngày vừa qua. Ngay trước khi cuộc khủng hoảng kinh tế vào năm 2001 và 2008 thì tổng số công việc làm tạm thời trong xã hội Hoa-kỳ bị giảm sút rất trầm trọng. Hiện nay thì sự kiện tương tự như vậy cũng vừa được công bố vào ngày thứ Sáu vừa qua. Theo như bản báo cáo của Bộ lao động Hoa-kỳ thì trong tháng Năm chỉ có 38,000 công việc làm được hình thành mà thôi. Theo mức độ phát triển dân số của quốc gia thì mỗi tháng Hoa-kỳ cần phải có khoảng 200,000 công việc làm mới đủ thỏa mãn cho nhu cầu của người dân, trong số ấy thì công việc làm tạm thời là quan trọng vì đó là công việc mà các hãng xưởng dễ thu nhận lao động. Nhưng khi có khủng hoảng kinh tế xãy ra thì đó lại là công việc làm dễ bị sa thải nhất. Trong tháng Năm vừa qua thì xã hội Mỹ mất 21,000 công việc làm tạm thời và nếu tính tổng cộng từ tháng Chạp năm ngoái thì con số đó lên đến hơn 64,000 công việc làm. Đó là chưa kể đến các công việc làm ổn định và lâu dài khác. Cũng theo báo cáo của Bộ lao động thì các hãnh xưởng trong nước đã sa thải công nhân liên tục trong 18 tháng qua và tỷ lệ công việc làm bị cắt giảm lên đến 24%. Chẳng hạn như công ty điện toán Microsof vừa cho biết là đang chuẩn bị sa thải 1850 công nhân vì tình trạng buôn bán bị ứ đọng. Cũng theo con số thống kê của Bộ lao động thì có đến 102 triệu công dân Hoa-kỳ trong độ tuổi lao động (từ 17 đến 55) không có công việc làm và gần 50 triệu người phải lãnh phiếu thực phẩm (food stamp) mỗi tháng mới có đủ ăn.

Theo báo cáo của Ngân hàng Dự Trữ Liên bang thì trong tháng Tư vừa qua mức mua sắm của người dân Mỹ đã giảm thiểu rõ rệt, chỉ còn ở mức 13.4 tỷ dollars, trong khi đó thì chính phủ mong đợi rằng mức mua sắm của người dân trong nước phải ở vào khoảng 18 tỷ dollars thì mới gọi là tạm đủ cho việc duy trì hoạt động kinh tế bình thường trong cả quốc gia.

Tại tiểu bang Colorado, từ đầu năm nay đã có thêm gần 100,000 người không có bảo hiểm sức khỏe vì không đủ khả năng theo kịp mức tăng giá bảo hiểm của chương trình Obamacare. Nhiều người đã lên tiếng than phiền trên các hệ thống truyền thông của tiểu bang rằng Obama và đám chính khách đảng Dân chủ đã hứa hẹn láo khi ban hành đạo luật Affordable Health Care (gọi tắt là Obamacare) rằng người dân sẽ mua được bảo hiểm sức khỏe với giá rẽ. Nhưng khi giá cả tăng vọt một cách thái quá làm cho nhiều gia đình không có đủ tài chánh để mua, thì Obama và đám chính trị gia đảng Dân chủ giả tảng làm ngơ, không hề đá động gì đến vấn đề ấy nữa.

Theo báo cáo của Bộ kinh tế Hoa-kỳ và của Ngân hàng Dự Trữ Liên bang về mức vận chuyển nguồn vốn kinh tế (Fed's Flow of Fund) thì trong 3 tháng đầu năm mức tăng trưởng kinh tế trong nước là 65 tỷ dollars so với 3 tháng cuối năm 2015, nhưng mức đầu tư và nợ vốn tăng đến 645 tỷ dollars. Điều đó có nghĩa là với chính sách phát triển kinh tế sai lầm của nội các Obama thì Hoa-kỳ cần phải đầu tư và vay nợ $10 dollars để có thể tăng mức phát triển kinh tế lên chỉ $1 dollar mà thôi.

Với hiện trạng kinh tế thảm hại như vậy, ngân sách của liên bang lẫn tiểu bang đều bị thiếu hụt trầm trọng. Một trong những thí dụ điển hình là việc chính phủ thiếu tiền để cung cấp cho phiếu thực phẩm (food stamp). Hơn 45 triệu người dân nghèo Hoa-kỳ phải cần đến phiếu thực phẩm mỗi tháng để mua thức ăn trong gia đình. Nhưng trong tháng Sáu nầy, đến ngày thứ 8 mà người dân vẫn chưa thấy tiền được gởi vào trong phiếu thực phẩm của họ vì vậy mà có rất nhiều gia đình không thể mua được thức ăn. Dân chúng đã than phiền và gọi điện thoại đến các văn phòng của bộ Xã hội để hỏi thăm nhưng không hề được trả lời hoặc giải thích thỏa đáng. Một điều làm ngạc nhiên hơn nữa là các công ty truyền thông lớn tại Mỹ cũng không hề đề cập gì đến vấn đề nầy, chứng tỏ rằng có sự bắt tay ngấm ngầm giữa chính phủ và giới báo chí để bưng bít thông tin cho người dân.

Cũng với tình hình thiếu hụt ngân sách trầm trọng như hiện nay mà chính phủ liên bang và tiểu bang đã bắt đầu áp dụng những chính sách lạ lùng mà từ trước đến nay chưa từng áp dụng trong xã hội Mỹ. Đó là việc cảnh sát tiểu bang có quyền tịch thu toàn bộ tiền bạc của bất cứ người dân nào mà họ nghi ngờ là phạm pháp. Luật lệ của Hoa-kỳ trước đây là chỉ khi nào tòa án hoặc phòng công tố chứng minh rằng một người thực sự phạm pháp thì mới được quyền truy tố hoặc có biện pháp tịch thu tài sản. Nhưng với tình hình kinh tế đang suy thoái trầm trọng, chính phủ cho phép cảnh sát có quyền hành rộng lớn hơn nhằm tịch thu tài sản của người dân để bù vào khoảng ngân sách thiếu hụt và trả lương cho nhân viên nhà nước. Thí dụ điển hình là tại tiểu bang Oklahoma, cảnh sát giao thông có quyền nghi vấn bất cứ người dân nào và sau khi chận xe họ lại, buột họ phải giao nộp toàn bộ tiền bạc có trong túi, đồng thời cảnh sát cũng được trang bị hệ thống ERAD cầm tay (máy tịch thu và kiểm định thông tin/Electronic Recovery and Access to Data machine) được dùng để cà thẻ tín dụng và thẻ ngân hàng hầu có thể tịch thu toàn bộ tiền bạc của người bị nghi ngờ, luôn cả tiền thuộc về tài khoảng tín dụng. Với chính sách nầy, cảnh sát công lộ sẽ không cần giấy phép của tòa án hoặc bất cứ bằng chứng xác thực nào, nhưng chỉ bởi việc nghi ngờ người dân thì họ đã có toàn quyền tịch thu toàn bộ tài sản của người đó. Nhiều người nhận định rằng với chính sách mới như vậy, chính quyền trở thành kẻ cướp mạnh nhất và cảnh sát trở thành các tay cướp của chuyên nghiệp trên đường phố với sự ủng hộ của tòa án và quốc hội. Nếu chính sách nầy thành công tại tiểu bang Oklahoma thì một điều chắc chắn là trong thời gian tới nó cũng sẽ được áp dụng tại các tiểu bang khác trong toàn quốc.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *